“XÔ” và “TÔ” từ ngữ chuyên môn của việc luyện tập Khí Công….Khẹc…khẹc….
(Bài viết chỉ dành riên cho môn sinh và học viên của Thuận Nghĩa Dưỡng Sinh Đường)
Lại nói chuyện luyện tập Hơi Thở Dưỡng Sinh. Chuyện này là chuyện “…Biết rồi, nói mãi!!!…kệ…không làm!!!!”…hehehehhe…
Vì là “biết rồi” nhưng “không làm” nên đành phải “nói mãi”. Khổ!. Đời là bể khổ, mình vốn thích biển nên đành phải khổ mãi, tức nói dai.
Bạn hãy đọc link đính kèm phía dưới. Trong phần viết mở đầu cho bài viết về Lục Tự Khí Công. Tôi đã có trích dẫn sách Hải Thượng Lãn Ông Y Tâm Lĩnh, và một vài trích dẫn khác của Tiền Nhân nói về tầm quan trọng của việc luyện tập hơi thở với nghệ thuật bảo vệ sức khoẻ. Trong đó có đoạn viết của Danh Y Lê Hữu Trác Hải Thượng Lãn Ông, trong phần Vệ Sinh Yếu Quyết và Tổ Huấn của Thanh Long Y Phái khẳng định về điều kiện cốt tủy để có được thành công với việc luyện tập Lục Tự Khí Công chính là Hơi Thở.
Cách đây hơn 5 năm. Khi lần đầu tiếp xúc trực tiếp với học viên Khí Công tại Việt Nam. Tôi đã hướng dẫn về Lục Tự Khí Công. Và đã bắt buộc tất cả học viên đều phải bắt đầu luyện tập các cảnh giới của Hơi Thở Dưỡng Sinh, tức là Hơi Thở Bụng Phúc Hồ Lô.
Tầm quan trọng của việc luyện tập Hơi Thở như thế nào, tôi đã viết, đã diễn giảng, đã thị hiện công năng vô lượng của Hơi Thở để minh chứng trong các buổi thuyết trình khắp Thế Giới. Và cả trong rất nhiều nhiều… các bài viết, trong các bài tham luận…
Tôi không còn muốn nhắc lại nữa. Chỉ tóm gọn lại một câu là “Nếu luyện tập Khí Công và các môn Dưỡng Sinh bảo vệ sức khoẻ khác, nếu không đưa việc luyện tập Hơi Thở vào cốt lõi của việc luyện tập. Thì việc luyện tập sẽ là công cốc. Vì không lấy Hơi Thở làm nồng cốt cho việc trì luyện, thì vừa hao tốn thời gian, vừa hao tổn nguyên khí, mà thành tựu không được bao nhiêu và không thể đặt được cảnh giới tối cao được. Đó là một sự hiễn nhiên không cần bàn cãi nữa ”.
Đã hơn 5 năm thao giảng công khai về Hơi Thở trên khắp Thế Giới. Nhưng lượng học viên thấu ngộ và trải nghiệm về Nội Hàm của Hơi Thở còn quá hiếm hoi. Số học viên đặt được Nội Hàm trung đẳng của Hơi Thở Tưởng không đếm đủ trên ngón tay. Số có Nội Hàm Hành Tức và Tiết Tức thì cũng phải đang sử dụng TÔ. Đừng nói chi cảnh giới của Vô Tức.
Trò không có thành tựu rất ráo là lỗi tại Thầy. Hoặc là chưa có cách truyền dạy đúng cách. Hoặc là chưa đủ đức độ, đạo hạnh để truyền lửa, truyền đức nhẫn nại cho học viên. Tôi băn khoăn và đau đáu chuyện này khá nhiều. Đã tự kiểm điểm lại chính mình, xem mình sai ở chỗ nào.
Trong khá nhiều điều cần phải chỉnh đốn lại cách truyền dạy. Tôi có phát hiện ra một điểm yếu từ học viên do cách truyền dạy của mình chưa thấu đáo. Đó là học viên không tự đánh giá được Nội Hàm của việc luyện tập hơi thở của mình đến đêu.
Luyện tập để đỡ bệnh, khỏi hẵn bệnh tật mà không cần thuốc men, để có sức khoẻ và tinh thần vững vàng, cường tráng…. điều đó là tất yếu, đương nhiên…ai đã có công trì luyện đều tự nhận biết dễ dàng. Nhưng Nội Hàm Hơi Thở của mình đã đến đâu, thì hầu như ai cũng tơ lơ mơ….
Với những người đã magg danh là Sư Phụ thì chỉ cần thoáng qua là biết Nội Hàm của học trò mình, nên phải dùng Tô hay dùng Xô rồi. Hì..hì…Nhưng để tự học trò đánh giá Nội Hàm của mình thì có vẻ họ đang còn băn khoăn và nghi ngờ ngay cả đánh giá của Sư Phụ. Họ thực hiện pháp môn “Đại nghi là đại Ngộ” mà…khẹc khẹc….
Đã gần 3 tháng nay, tôi vùi dập trong công xưởng của mình để chế tạo ra một thiết bị. Thiết bị này có thể vừa để cho môn sinh tự đánh giá Nội Hàm hơi thở Phúc Hồ Lô của chính mình. Vừa là một công cụ để hỗ trợ việc luyện tập Hơi Thở rất vi diệu. Cái đặc biệt là thông qua thiết bị này tôi có thể dễ dàng nhận biết được căn cơ của người có thể đảm nhận chức trách Truyền Nhân Của Hơi Thở thế hệ tiếp theo của bổn môn.
Thiết bị này có thể gọi là dụng cụ cũng được mà cũng có thể gọi là ống Tiêu cũng được. Bởi vì nguyên lý của dụng cụ này là nguyên lý của một Nhạc Cụ thuộc bộ Hơi. Vì tôi đã mày mò trong cấu tạo và các kỹ thuật thổi, sử dụng… của hầu như tất cả các loại tiêu, sáo trên thế giới mà tôi đã có cơ hội tiếp xúc và biết đến. Loại thiết bị này tôi gọi nó là Hành Tức Tiêu.
Hành Tức Tiêu, được chế tạo dựa trên nền tảng của Tiêu Lục Mạch của môn phái Thái Âm Công.
Bởi vì Tiêu Lục Mạch quá khó sử dụng. Nếu người không đủ Nội Hàm trung đẳng của Hành Tức và không có sự thấu cảm âm vực của tiêu phổ Ngũ Phụng Triều Âm thì không thể thổi được. Ngay cả tôi là người kế thừa của Tiêu Phổ này, mà tập luyện mãi, cũng mới chỉ đột phá được Âm Vực của các Chủng Tự có nguyên âm sắc đơn I, A, U, O, E..Còn sự kết hợp của các nguyên âm này với phụ âm H và M thì chưa thể đột phá được.
Vì thế… cho nên… tôi phải mày mò cấu tạo và cách sử dụng của các loại tiêu khác để biến đổi cho tiêu Lục Mạch dễ sử dụng hơn, phù hợp hơn với những người có nội hàm sơ đẳng của Hơi Thở. Các loại tiêu tôi tham khảo là tiêu Pan của Nam Mỹ, tiêu Viên Âm của Ấn Độ, Động tiêu của Trung Quốc. Sáo Mèo của Việt Nam, Tiêu Bát Xích của Nhật Bản…và kể cả tiêu Bầu của Việt Nam….
Cuối cùng thì cũng chế tạo được một loại tiêu có thể đáp ứng được sự mong muốn của mình như nói trên. Cái khá đặc biệt của Hành Tức Tiêu là cực kỳ khả dụng cho môn đồ của Lục Tự Khí Công khi trì luyện Nội Âm.
Chính vì vậy mà trong hành trang của đợt vân du hồi hương đợt này của tôi sẽ có vài chục ống Hành Tức Tiêu, với đủ các loại kích cỡ, phù hợp với đủ loại Nội Hàm của hơi thở Dưỡng Sinh. Vừa để phục vụ cho các khóa nâng cao của Lục Tự Khí Công. Vừa để thăm dò tìm người kế nghiệp Linh Hương Phụng Hoàng Hí.
Tôi đã hao tổn khá nhiều nguyên lực cho đống Hành Tức Tiêu này. Máu, nước mắt, tiền bạc.. và cả nỗi nhục nhã. Đã làm phiền người bên cạnh, hàng xóm vì sự quấy nhiễu vì sự ồn ào. Đã phải mất mỗi ngày 5 đến 7 tiếng chui vào toilet thử âm vực từng ống tiêu….
Và đợt này phải mất công sức gồng gánh qua nửa vòng trái đất để mang Hành Tức Tiêu về. Tôi không hy vọng gì hơn. Chỉ hy vọng các môn đồ và học viên đã qua các huấn luyện trước đây. Đợt này trong các khóa năng cao. Khi kiểm tra tôi khỏi phải dùng Tô hay Xô mà thôi.
Chúc các môn đồ và học viên có một mùa kiểm tra, học hành…. đầy thú vị
https://lethuannghia.com/luc-tu-khi-cong-va-benh-ung-thu-n…/
Lão Phu kính bút.
28.08.18
TN