Mấy hôm nay dân cư mạng xôn xao bàn tán phản biện một bài viết có tính vong bản của một người mạo danh là Tiến Sĩ Giảng Viên Đại Học Yale bà Đổ Ngọc Bích. Bà Bích là một người Việt chính gốc nhưng vì háo danh muốn làm như một kẻ đốt đền lợi dụng sự háo tin của BBC Việt Ngữ Bà đã mạo danh là tiến sĩ Hoa kỳ học để gửi cho BBC Việt Ngữ một bài viết có tính chất nhục mạ Dân Tộc Việt Nam.
Bà Đổ Ngọc Bích thì không cần phải bàn đến vì khi một người háo danh mà nhất là phụ nữ háo danh thì họ sẽ đánh đổi tất cả để đạt được mục đích. Để đạt đỉnh cao danh vọng hão huyền ấy họ có thể đánh đổi tất cả sự liêm sĩ nguồn gốc xuất thân quên luôn cha mẹ ông bà quê hương. Loại người này chúng ta không chấp. Nhưng BBC Việt Ngữ vốn là một tờ báo có uy tín. Khi đăng tải bài viết của người đàn bà vong bản này vô tình đã tạo nên một định hướng lăng nhục người Việt Nam.
Xin xem thêm chi tiết ở đây:
http://quechoablog.wordpress.com/2010/04/19/khoc-ba-do-ngoc-bich/#comments

Trọng tâm chủ yếu của bài viết chủ yếu xoáy quanh mệnh đề : Người Việt có nguồn gốc từ Trung Hoa. Tuy bài viết thể hiện trình độ rất nông cạn và sự hiểu biết lịch sử sơ sài nhưng vì đăng trên BBC Việt Ngữ nên vẫn tạo nên một làn sóng phẩn nộ trong cộng đồng người Việt.
Có rất nhiều công trình gần đây nhất là nhờ vào công nghệ hiện đại qua nghiên cứu Gen và ADN người ta đã khẳng định được Người Trung Hoa và Hán Tộc có xuất xứ từ người Đông Nam Á cổ.
Sau đây và một phần trong công trình nghiên cứu của một nhà Hán Học. Công trình chưa được công bố nhưng tác giả anh Đỗ Thành đã gửi cho tôi xem phần đầu cách đây đã hơn tháng. Nhân tiện theo dòng phản biện bài viết của bà Đổ Ngọc Bích tôi xin phép anh đưa lên cho bà con tham khảo.
(Ngay cả chữ viết ngôn ngữ chính thống của Trung Hoa bây giờ cũng có xuất xứ từ chữ Nôm. Chữ Nôm là chữ viết cổ của dân Bách Việt và Dân Tộc Việt. Ngôn ngữ “nồng cốt” văn hóa của Trung Hoa vốn xuất xứ từ Bách Việt thì tất cả mọi biện luận theo chiều ngược lại (Tộc Việt có xuất xứ từ Trung Thổ) là một thứ ngụy biện ấu trỉ.)
Thuận Nghĩa

NGUỒN GỐC CHỮ NÔM

                                                        Đỗ Thành.

Có rất nhiều và đủ bằng chứng hiển nhiên là chữ Nôm có trước chữ Hoa và Hán-Việt.

2800 năm trước có bài hát của người Việt khi chèo ghe là bài “Việt nhân ca” được truyền đến ngày nay là chữ Nôm.

2500 trước có “Duy giáp lệnh” của Việt Vương Câu-Tiễn nằm trong sách Việt Chép là chữ Nôm.

Các truyền thuyết cổ sử cổ thư và cổ thi từ dân gian cho đến sách của Khổng Tử biên soạn và “từ điển” thời xưa v v… đều sẽ chứng minh được là “hiển nhiên” rằng: chữ Nôm có trước!

Tôi xin trình bài khảo cứu nguồn gốc chữ Nôm và Chữ Nôm có trước chữ Hoa và Hán-Việt với nhiều bằng chứng rỏ ràng được xét từ giáp cốt văn cổ thư-cổ sử.

Xin lần lượt xem qua từng bằng chứng:

  Sách “Thuyết-Văn” còn gọi là “Thuyết văn giải tự”do Hứa Thận thời Đông Hán biên soạn bao gồm 2 phần là Thuyết văn và Trọng Văn.

     – Phần Thuyết văn gồm 9.353 chữ chia theo 540 bộ chữ.

     – Phần Trọng Văn gồm 1 163 chữ chỉ ra những chữ cùng âm cùng nghĩa nhưng mà cách viết khác nhau.

       Sách Thuyết Văn gồm 14 chương chính và 1 chương mục lục tổng cộng có 133.441 chữ trong lời ghi chú để giải thích chữ nghĩa. Năm Vĩnh Nguyên thứ 12 (Công nguyên năm 100) sách Thuyết-văn được hoàn tất nhưng mãi đến năm Kiến Quang thứ nhất (Công nguyên năm 121 ) Hứa Thận mới giao cho con là Hứa Xung dâng lên triều đình Hán .

         Nguyên bản của Thuyết văn đã thất lạc cũng là nhờ các thư tịch khác thời Hán và các đời sau đã dùng Thuyết văn để dẫn chứng nhiều cho nên sau nầy người ta có tài liệu biên soạn lại sách Thuyết văn. Thời Bắc Tống rồi đến thời Mãn Thanh đều có người nghiên cứu và hiệu đính.

          Sách Thuyết văn dùng 2 phương pháp “Phản” và “Thiết” để tra chữ rồi giải thích nghĩa tạo ra tiền lệ và trở thành quyển từ điển đầu tiên. Các từ điển sau nầy là phỏng theo phương cách của Thuyết văn.

          -“Phản” là cách nói phản-nghịch (nói lái): dùng từ phản (nói lái) để đọc ra phát âm của chữ cần tra cứu. Ví dụ:

           Phát âm chữ “Thiên 天” là theo cách nói lái của “Tha-Tiền 他前” là “Thiên Tà” thì sẽ biết “Thiên” là phát âm của chữ  “Thiên 天”: 天 = 他前.

         -“Thiết” là nhất thiết là tất cả: chữ đầu lại dùng luôn âm vần của chữ thứ 2 để phiên âm ra giọng đọc của chữ cần tra cứu. Ví dụ:

          Phát âm chữ “Thiên 天” là dùng chữ “Tha-Tiền 他前”. Với cách đánh vần chữ “Tha 他” dùng luôn âm “iên” của chữ “tiền前” thì sẽ được Tha-iên-Thiên: 天=他前.

         Hai phương pháp “phản” và “thiết” có cách dùng trái ngược nhau nhưng nhập chung lại thì cách nào cũng được và gọi chung là “phương pháp phản-thiết” để phiên âm.

         Nhờ cách phiên âm phản-thiết của Hứa Thận cho nên người ta có thể căn cứ vào cách đọc của Thuyết văn để phục nguyên âm đọc Hán ngữ cổ. Cách giải tự trong Thuyết văn có nhiều đóng góp cho việc khảo cứu ngôn ngữ học. Qua đó người ta có thể phục nguyên cách đọc của thời cổ xưa. Đời nhà Thanh có bốn học giả nổi tiếng đã nghiên cứu và hiệu đính Thuyết văn.

Có hiện tượng “không bình thường” là khi dùng tiếng Hoa ngày nay để đọc “Hán ngữ” cổ thì khó khăn không thích hợp còn dùng tiếng Việt để đọc lại dễ dàng. Từ đó rút ra kết luận: đọc Thuyết văn theo tiếng Việt thì đúng mà đọc theo tiếng Hoa thì nhiều khi sai vì không hoặc khó phiên âm đúng.

     Chính vì tiếng “Hoa” không đọc nổi “Thuyết văn giải tự” cho nên các đời sau nầy khi biên soạn lại sách Thuyết văn người ta thêm vào cách phiên âm “mới” hơn so với thời Cổ đại. Dù là như vậy nhưng những âm Trung Cổ đại lại một lần nữa cũng gần với âm Việt hơn là tiếng Hoa ngày nay.Chúng ta có thể nhận ra những phần phiên âm theo cách “phản-thiết” mà người đời sau thêm vào. Khi đọc sách Thuyết văn thấy đã có hướng dẫn cách đọc chữ của Hứa Thận rồi mà lại có thêm 3 chữ “X X thiết” nữa mà lại khác với cách “hướng dẫn các đọc” của câu có trước thì đó là bản được “soạn” lại! Bản nào được biên soạn vào đời nhà Thanh thì có thêm phần “XX thiết” đọc theo tiếng quan thoại-phổ thông được hơn.

 Liệu có còn bản chính của Thuyết văn do Hứa Thận thời nhà Hán viết ra không? Không! bản Thuyết văn xưa nhất hiện thời cho dù được gọi là “nguyên bản” được chụp hình đăng lên Internet hay in thành sách để bán thì cũng là bản được biên soạn vào thời nhà Tống ! Những bản khác còn được làm muộn hơn nữa.

Nhưng dù sao đi nữa sách Thuyết văn có giá trị là nhờ nó giữ được nhiều nguyên văn cổ xưa của Hứa Thận và có nhiều điển tích trong những lời giải thích. Đồng thời sách cũng đưa ra quy tắc chữ viết cùng một bộ thì có phát âm giống nhau v v… Tôi nhận thấy đọc Thuyết văn theo tiếng Hoa-quan thoại thì không phiên âm được chữ như chú dẫn của Hứa Thận còn khi đọc theo các tiếng Việt thì đọc đúng! Ví dụ:

    –     Chữ  夏 tiếng Hoa ngày nay đọc là “Xia”. Thuyết văn ghi:  夏 : 中國之人也. 從夊從頁從

21/4/2010

TN

SHARE