“Tất cả các loại sẹo đều có thể gây nên bệnh tật, đặc biệt là chứng đau nhức. Những vết sẹo do tai nạn, bị thương, giải phẫu, bị bỏng…và kể cả những vết sẹo từ xăm hình, đeo khuyên, hay những vết sẹo do tẩy xóa trong thẫm mỹ đều ảnh hưởng trực tiếp đến việc lưu chuyển khí huyết trong kinh mạch, mà chủ yếu là gây nên sự bế tắc hay thiếu hụt khí huyết do kinh mạch bị cắt đứt, tổn thương hay gián đoạn. Việc bế tắc hay thiếu hụt khí huyết ở vùng da có sẹo ngoài việc tạo nên nguyên nhân đau nhức tại vùng đó và các vùng liên quan, còn gây nên tình trạng rối loạn chức năng các cơ quan nội tạng dẫn đến các loại bệnh tật nguy hiểm khác…”
Trên đây là một đoạn trích trong tài liệu của Hiệp Hội Quốc Tế Những Nhà Điều Trị Châm Cứu Theo Trường Phái Penzel. Là tài liệu báo cáo trong hội thảo Quốc tế về Đặc Trị Sẹo từ ngày 28/05 đến ngày 07/06 tại Hannover- Đức.
H1:BẠN CÓ BAO NHIÊU VẾT SẸO- “Tất cả các vết sẹo đều gây nên bệnh tật và chứng đau nhức- Vậy bạn có bao nhiêu vết sẹo” đó là nội dung tài liệu của Hiệp Hội Quốc Tế Những Nhà Điều Trị Châm Cứu. Là tiên đề để thành lập nên Viện Nghiên Cứu (Universität) về Sẹo tại Wasava – Ba Lan
H2: Sách về “Sẹo Học”
Lý thuyết về “Sẹo Học” vẫn đang trên đường nghiên cứu để đưa vào hệ thống Y khoa hiện đại, như một khoa mới của Y Học. Nhưng ảnh hưởng của sẹo và các phương pháp tối ưu để đặc trị sẹo đã được ứng dụng vài thập niên nay khắp Âu-Mỹ
Trong đó phương pháp Đặc Trị sẹo của Trường phái châm cứu Penzel được đánh giá là một phương pháp điều trị tự nhiên (không dùng hóa dược) tối ưu nhất.
H3: Biểu đồ đặc trị sẹo, nguyên tắc cơ bản của điều trị sẹo theo trường phái châm cứu Penzel.
– Đường đen đậm là vết sẹo
– Chữ Üwp Medirian (Über weiter Punk Medirian) có nghĩa là Huyệt vị kéo dài theo kinh mạch
– Chữ Üwp Narbenachsche có nghĩa là Huyệt vị kép dài theo vết sẹo
– Chữ LP là Lokal Punk tức là A thị huyệt
– Chữ Raster P. Có nghĩa là huyệt quanh quẩn bên sẹo có ảnh hưởng trực tiếp đến sẹo
(Lưu ý: Liệu pháp đặc trị sẹo chủ yếu dựa vào các loại huyệt này)
H4: Muốn điều trị vết sẹo điều đầu tiên phải xác định vết sẹo đó thuộc loại gì. Là sẹo hư hay sẹo thực.Sẹo hư có nghĩa là vết sẹo tạo nên tình trạng khí huyết thiếu hụt trong khu vực, sẹo thực có nghĩa là sẹo tạo nên tình trạng khí huyết bế tắc trong khu vực-
Muốn xác định đó là sẹo hư hay sẹo thực thì phải dùng phép án ma, tức là phép day ấn để tìm hiểu. Nếu xoa day ấn vào sẹo và vùng phụ cận thấy có giác đau tức khó chịu, buốt…đó là khí huyết bị bế tắc, đó là sẹo thực. Ngược lại nếu bệnh nhân cảm thấy tê rần, hoặc không có cảm giác đó là sẹo hư do khí huyết thiếu hụt. Sự xác định sẹo hư hay thực có tính chất quyết định đến thủ pháp bổ hay tả và cũng là yếu quyết để thành công trong liệu pháp đặc trị sẹo
H1 trình bày bước 1 thử cảm giác của sẹo. Đầu tiên dùng bút hay que gỗ đầu nhọn tròn vạch những đường zich zac ở vùng da không có sẹo cho bệnh nhân thu nhận cảm giác. Sau đó thử lại thủ pháp này trên vùng sẹo để hỏi cảm giác bệnh nhân như thế nào
H5: Bước 2, dùng bút Penzel hay đũa điều trị (Đọc thêm “về Đàn Chỉ Thần Công” ấn mạnh và kéo dọc vết sẹo, và hỏi bệnh nhân thấy cảm giác đau hay tê. Nếu đau là sẹo thực, nếu tê hoặc không có cảm giác là sẹo hư
H6: Bước tiếp theo là xác định vết sẹo xâm phạm đến đường kinh chính nào. Vì dụ hình 5 là vết sẹo ở vùng bụng gần rốn, vết sẹo cắt ngang qua đường kinh Thận và Vị kinh
H7: Vết sẹo xăm hình này đã cắt ngang đường kinh Tỳ và Gan, và xâm phạm một phần sang Vị kinh. Những vết sẹo tương tự ở vị trị này thường có ảnh hưởng nhất định đến cơ quan sinh dục và lá lách và gan (Tài liệu của Viện nghiên cứu về sẹo)
H8 Tiếp theo là xác định hướng chuyển vận của khí huyết trong kinh mạch, cụ thể ở đây là hai kinh âm, can kinh và tỳ kinh đều có hướng đi từ dưới hạ bàn lên.
H9. Một vết sẹo do tai nạn ở chân, gây nên tình trạng vùng chân này luôn bị tê xuội
H10: vết sẹo này gây tổn thương khí huyết trong hai đường kinh Vị kinh và Đởm kinh
H11. Xác định đường đi của hai đường kinh mà vết sẹo gây tổn thương (Lưu ý Tuấn Sài ghềnh, Tiểu lý tử, Sư huynh NVV…: Đây là tài liệu của Hiệp hội Quốc tế những nhà điều trị sẹo theo châm cứu, nhưng cái tay ấy là của tui, và bộ đồ nghề đeo trên tay là “Tiểu lý phí đao” của tui khi ra giang hồ chiến đấu với sẹo đấy..he he…)
H12: Vì là sẹo hư (gây tê bại) nên phải dùng phương pháp bổ, có nghĩa là xác định các loại huyệt như biểu đồ hình 3 phía trên. Phương pháp bổ là đưa khí huyết đến, tức là phải kích thích các huyệt ấy ở phía trước đường kinh khi tới huyệt. Ví dụ nếu là sẹo thực thì phải thủ huyệt ở sau đường kinh để đưa khí huyết đi khỏi vùng sẹo
H13: Đối với vết sẹo này cũng thuộc loại sẹo hư nên phải thủ huyệt vùng trước đường kinh
H14: Thủ huyệt nơi kéo dài vết sẹo. Lưu ý trên đường kinh cách vết sẹo độ 1 thốn và hai thốn (bề ngang ngón tay tương đương 1,5 cm). Hoặc nơi kéo dài vết sẹo đều có các huyệt mới do vết sẹo tạo ra, dùng tay lần sẽ có cảm giác như có hạt tấm dưới da
H15: Sau khi xác định các huyệt trên đường kinh, và huyệt kéo dài từ sẹo, thì ta dùng đũa điều trị, kéo miết trên vết sẹo, và hỏi cảm giác của bệnh nhân, chỗ nào đau nhất (huyệt thực), chỗ nào tê nhất (huyệt hư) đó chính là A thị huyệt của sẹo. Nếu đau thì tả, tê thì bổ huyệt đó
H16: Tiếp tục xác định vùng quanh sẹo, phía gần với đường kinh đi qua đó gần nhất, có điểm nào lợn cợn dưới tay như hạt tấm không (thường cách vết sẹo 1 đến 2 thốn). Đó là huyệt Rast P. như hình 3. Huyệt này chỉ bổ, không tả.
H17: Khi đã xác định được các huyệt cần dùng thủ pháp theo biểu đồ hình 3 xong, trước lúc kích huyệt cần phải kéo miết đường kinh trước. Nếu huyệt thực thì kéo từ sẹo theo đường kinh kéo ra ngoài khỏi hướng vết sẹo. Nếu là huyệt hư thì thì theo đường kinh kéo miết vào hướng vết sẹo
H18. Dùng kim châm, hay các loại thiết bị kích huyệt, kích vào các huyệt đã xác định, theo phương pháp bổ. Lưu ý: Thủ pháp này theo thuật Bổ Tả đối với huyệt thực hay hư chỉ chú trọng là phía tới hay phía đi của kinh mạch. Còn thủ huyệt chỉ dùng duy nhất một thuật Bổ mà thôi
Đối với những vết sẹo gây đau nhức hay tê bại vùng phụ cận, chỉ cần 5 đến 7 lần điều trị là hết, cho dù vết sẹo đó có thể đã gây nên tình trạng đau tê hàng chục năm rồi.
H19 Một vết sẹo mổ ung thư phổi phía sau lưng. Vết sẹo này đã gây đau cho bệnh nhân hơn 10 năm nay, ở vùng xung quanh sẹo, chỉ cần chạm nhẹ là bệnh nhân giật thót lênvì tê buốt. Bệnh nhân rất khổ sở khi mặc áo quần và nằm ngủ
H20: Nữ bệnh nhân này là Büscher bạn của Giáo sư Roland Kentschke, (Giáo sư dạy tiếng Đức cho giáo viên Ngoại Ngữ Học viện Goothe ở Hà Nội- Hiện nay Giáo sư đang nghĩ phép tại Đức 6 tuần và vào ngày 14/6 này sẽ cưới vợ người Colombia. Khi gặp Giáo sư, nghe ông ta kể chuyện kẹt xe máy ở Hà Nội cười bể cả bụng. Có người bạn của Ông, một Giáo sư Ngôn ngữ học, nói về đề tài “Lý thuyết về sự Trống Rỗng- Điểm gặp nhau giữa Toán học và Thi ca”. Bài nói chuyện của ông ta cực kỳ thú vị vì nói đến mối liên kết giữa Ngôn ngữ Tóan học, Thi ca và Thiền định- Có dịp tôi sẽ dịch lại)
H21: Kéo miết dọc vết sẹo để kiểm tra vết sẹo của bà Büscher xem thuộc loại nào
Trong đoạn video này là tôi đang trình bày phương pháp đặc trị sẹo cho bà Büscher, trước các học viên của cuộc hội thảo Quốc tế về sẹo tại Hannover (Bà Büscher bị chứng tê buốt hông sườn đã hơn 10 năm, chỉ qua 5 lần điều trị đã dứt điểm hoàn toàn 100%. Bà nói với Giáo sư Roland: “Thế giới này chỉ có một người ấy thôi”..he he..nổ phát..tự sướng)
______
Phần trên chỉ là phần dành cho bạn bè là các “cao thủ” về châm cứu tham khảo nghề nghiệp thôi. Phần này mới quan trọng cho entry này. Vì phần này là phần thực hành đặc biệt dành cho các Bà Mẹ.
H22:
Rất ít ai biết (kể cả người của giới Y khoa) rằng, có một “tên ác quỉ” đã gây nên biết bao chứng bệnh nan y cho các bà mẹ trẻ. Đó chính là vết sẹo mổ đẻ do đẻ khó gây nên. Chính vết sẹo này là nguyên nhân gây nên hàng loạt chứng bệnh nan y ở Phụ nữ, ví dụ như đau bụng quặt quại không rõ nguyên nhân, rối loạn kinh nguyệt, rối loạn hóc môn, lãnh cảm, đau thắt hông lưng v…v….Có những người đau thắt vùng bụng dưới, tìm mãi không rõ nguyên nhân, có nhiều người đã bị bác sĩ mổ phanh bụng hàng chục lần vẫn không tìm được nguyên nhân (Tôi đã gặp vài ba trường hợp này, trong đó điển hình nhất là bà Ritta Süssmut, chỉ tịch quốc hội Đức vào thờ kỳ chính phủ Helmut Kohn. Bà có hàm Giáo sư, từng có thời là Bộ trưởng Y tế, bộ trưởng bộ các vấn đề xã hội Đức. Vậy mà chứng đau bụng của bà đã được mổ ít nhất 5 lần vẫn không khỏi, khi bà đến Bệnh viện tư của Dr. Nguyễn Xuân Trang, hồi tôi còn làm việc ở đó (1991-1997). Tôi đã dùng thuật đã thông kinh mạch chỉ mấy lần là hết).
Đặc biệt gần đây Giáo sư Luck (Giáo sư tiến sĩ Y khoa và một bác sĩ Phụ khoa người Áo, đưa ra thống kê có hơn 85% bệnh nhân ung thư cổ tử cung, ung thư dạ con, ung thư buồng trứng và ung thư vú đều có vết sẹo mổ để ác nghiệt này. Thống kê này đã làm kinh hoàng giới Y học hiện đại…..
H23: …Nhưng đối với giới Đông Y và các nhà Sẹo học, thì điều này chẳng có gì là ngạc nhiên cả. Vì vết sẹo cắt ngang qua vùng bụng dưới này, cũng đồng thời cắt ngang và làm tổn thương đến 5 đường kinh mạch cực kỳ quan trọng đi ngang vùng bụng. Đó là các kinh: Nhâm Mạch, Thận kinh, Vị kinh, Tỳ kinh và Can kinh. Việc 5 đường kinh đi ngang qua vùng bụng dưới và vùng ngực vú bị tổn thương, gây nên tình trạng bế tắc hay thiếu hụt khí huyết trong đường kinh này. Đó chính là nguyên nhân gây nên chứng đau nhức và rối loạn chức năng của các cơ quan nội tạng vùng liên quan. Vì vậy mà con số hơn 85% trăm bệnh nhân nữ bị ung thư các bộ phận sinh dục chẳng có gì đáng kinh ngạc cả
H24: Vết sẹo tuy ác hiểm, nguy hại và ảnh hưởng của nó thật khôn lường. Nhưng biện pháp khắc phục chẳng có gì khó khăn. Thậm chí người bệnh cũng tự khác phục được. Phương pháp tôi trình bày sau đây là một phương pháp rất hiệu quả, đã qua nhiều chứng nghiệm lâm sàng và đã có báo cáo khoa học.
– Đầu tiên bạn phải tự mình xác định xem đây là loại sẹo gì, là sẹo thực hay sẹo hư (Đọc phần trên). Bạn lấy ngón tay, hay đầu que đũa, kéo miết dọc vết sẹo, và chú ý xem cảm giác thế nào. Nếu thấy đau buốt là khí huyết bị bế tắc ở vùng sẹo, đó là sẹo Thực. Nếu cảm giác thấy tê buốt, hay ít có cảm giác (cảm giác trơ, nặng) thì đó là do khí huyết bị thiếu hụt, đó là sẹo Hư.
H24: Nếu là sẹo Hư thì bạn làm như sau:
– Vạch một đường dài từ rốn băng qua sẹo xuống dưới, đó là Mạch Nhâm
– Từ rốn đo ngang ra 2 ngón tay nằm ngang vạch một đường thẳng song song với mạch nhâm xuống dưới đó là Thận kinh
– Từ Thận kinh đo ra thêm một ngón tay nằm ngang nữa (hoặc từ rốn ra 3 ngón) vạch một đường xuống dưới, đó là Vị kinh(vạch màu đỏ trên hình minh hoạ)
– Từ Nhâm mạch, và Thận kinh bạn đo phía trên vết sẹo, dọc đường kinh lên 1 ngón tay nằm ngang, đánh dấu vào đó, rồi từ đó lại đo lên 1 ngón tay nằm ngang nữa. Đánh dấu. Ở 6 đểm đánh dấu (mỗi đường kinh có 2 dấu), bạn dán vào đó mỗi chỗ 1 hạt tiêu sọ.
– Trên đường Vị kinh (màu đỏ) bạn lại đo xuống dưới vết sẹo như vậy, mỗi bên dán thêm 2 hạt. Vậy là tổng cộng bạn đã dán hết 10 hạt tiêu
– Trên đường kéo dài vết sẹo ra ngoài hai bên hông, bạn lại đo như vậy, mỗi bên dán thêm 2 hạt tiêu nữa, vị chi là bạn đã dán tổng cộng hết 14 hạt tiêu
– dán xong, cứ thế bạn dùng ngón tay day trên các hạt tiêu đó, mỗi hạt độ 1 phút.
– Hạt tiêu có thể dùng nhiều lần
* Nếu là sẹo Thực, tức là sẹo đau, bạn cũng làm như thủ thuật như vậy, nhưng trên các đường Nhâm Mạch, và Thận kinh dán xuống phía dưới vết sẹo. Trên đường Vị kinh (màu đỏ) lại dán ngược lên trên vết sẹo
Liệu trình điều trị khoảng 5 đến 7 lần, mỗi ngày mỗi lần.
Nếu các bạn cảm thấy khó khăn với liệu pháp này thì hãy vào đây:
thực hành bài tập khí công án ma trong này cũng được.
Xin các bà mẹ bị mổ đẻ chớ coi thường vết sẹo “ác quỉ” này
___
– Hôm trước , nhận được giấy báo của một “nhân vật” nào đó không quen biết gửi từ Trung Quốc đến bằng đường bảo đảm, 1 lạng trà đặc biệt được hái bằng miệng và ướp khô bằng bụng trinh nữ. Lão vội vàng chạy ra bưu điện lấy bị té cầu thang xe điện ngầm, dập xương lưng. Hiện tại không nằm, không ngồi, không đi lại được, chỉ đứng được một chân. Ngủ cũng ngủ đứng một chân như cò. Và viết bài này trong tình trạng chỉ đứng một chân. Thế mới khổ chứ.