Ồ là vậy hóa ra Nhà Thơ là vậy!Không biết những nơi khác người ta gọi những con hình nộm được nặn ra từ thứ bột tẩm màu là gì. Trẻ con quê tôi gọi đó là con tu huýt.
Người ta dùng bột gạo trộn màu và nhào thành từng khối sền sệt. Ai muốn mua con tu huýt loại gì thì người bán vốn là một nhà tạo hình một nghệ sĩ dân gian thực sự ngắt màu này một miếng véo màu kia một miếng vê vê vuốt vuốt trong mấy phút là được ngay. Những hình nộm đó là những nhân vật dân gian đặc biệt là những nhân vật trong truyện lịch sử như Quan công Trương Phi Lý quì…v..v..Cũng có khi là những con vật như chim chóc heo gà chó ngựa v..v..
Ở làng tôi không có người đến bán thứ ấy lũ trẻ chúng tôi muốn mua thì phải qua tận chợ Tréo hay lên chợ Hôm Trạm hoặc là xuống dưới Đại Phong mới có.
Cũng có khi chúng tôi được mẹ hoặc bà đi chợ và mua về làm quà.
Có một lần Bà tôi đi chợ bán cải mua về cho tôi và anh Ba mấy con tu huýt ấy. Anh Ba lớn tuổi nhưng khi nào cũng được chọn trước. Tôi bất cần vì biết anh Ba lúc nào cũng chọn cái con tu huýt tôi không thích. Và lúc nào anh Ba cũng để dành cho đến khô cứng như đá. Còn tôi mấy phút sau thì chúng nó đã nằm trong dạ dày của tôi rồi.
Hôm ấy anh Ba sơ ý cất giữ cái con tu huýt của anh không kỹ. Tôi thì đã ngắt mũ ngắt áo ngắt tay ngắt chân của con tu huýt của tôi nhâm nhi ăn hết rồi. Vừa đói vừa buồn mồm nên lấy con tu huýt của anh Ba bẻ ăn luôn. Anh Ba mất con tu huýt biết tôi đã xực nó nên tức lắm đánh tôi và bắt đền. Cái con tu huýt tôi xực của anh Ba hôm ấy là con tu huýt Dương Lễ trong câu chuyện cổ tích nói về tình bạn giữa Lưu Bình và Dương Lễ và trái cà thiu. Anh Ba đã có con Lưu Bình nên rất thích có con Dương Lễ này. Bị tôi xực nên anh bắt đền cho bằng được. Tôi nói với anh tôi sẽ làm con tu huýt ấy trả lại cho anh.
Tôi lấy bột mì của Bà để dành trong chạn đem ra trộn với nuớc màu từ gạch non từ nước lá dứa và nước ép ra từ hạt mồng tơi loay hoay nặn con Dương Lễ đền cho anh Ba. Làm mãi không thành nặn đi nặn lại cho đến hết nửa kg bột mì của Bà nội để dành.
Khi Bà nội đi mót lúa về biết tôi đã phá hết nửa kg bột mỳ bà phát cho tôi mấy phát vào đít. Bà đánh như phủi bụi nhưng hôm đó tôi khóc rất đẹp. Bình thường tôi bị Ba quất cho phọt cả máu lưng nhưng tôi chẳng bao giờ khóc. Nhưng mấy cái phát phủi bụi của Bà lại làm cho tôi tủi thân và khóc. Vì bà tôi hiền lắm bà chưa bao giờ la mắng chúng tôi.
Tôi mất mẹ từ nhỏ hình ảnh của mẹ trong tôi rất mờ nhạt. Bà nội chính là hình tượng của người mẹ trong tôi. Từ sự dịu dàng ôm ấp cho đến những lời ru hời tôi cũng nghe được từ bà chứ không phải từ mẹ. Bà tôi chính là hình ảnh quê hương ở trong tôi là tuổi thơ yêu dấu của tôi. Và cũng là mẫu người kiên nhẫn và chịu đựng mà suốt cả cuộc đời tôi luôn noi theo .
Nếu cuộc đời tôi có chút gì thành công cũng nhờ học được tính kiên nhẫn đức chịu đựng của bà từ tấm bé.
Bà và ông nội là chủ của hầu hết những cánh đồng phì nhiêu thẳng cánh cò bay của vùng Hai Huyện cái vùng cho ra đời hai nhân vật kiệt xuất của lịch sử cận đại Việt Nam: Tổng thống Ngô Đình Diệm và Đại tướng Võ Nguyên Giáp vị tướng huyền thoại của nhân loại.
Cải cách ruộng đất về đã cướp trắng đi tất cả. Gia đình tôi bị đẩy vào cảnh bần hàn không mảnh đất cắm dùi. May mà Ba vốn là một nhà hoạt động cách mạng cùng thời với tướng Giáp và Lê Duẩn nên được sống sót. Bà từ một người chủ của những cánh đồng phì nhiêu kia trở thành người đi mót lúa mót khoai trên ruộng đất của chính mình để nuôi chúng tôi nên người. Bà đã từng bị những người cày thuê cuốc mướn cho mình đạp xuống bờ ruộng vì không muốn cho bà nhặt những hạt lúa rơi vãi trong rơm rạ. Vậy mà bà vẫn an nhiên sống an nhiên cần mẫn bỏ qua tất cả với tấm lòng bao dung và độ lượng không một tý hờn trách thù hận để đi nhặt những hạt lúa rơi vãi ấy về nuôi sống chúng tôi.
Quê hương của tôi chính là tấm lưng còng của bà cặm cụi như con cò con vạc bên dòng sông Kiến Giang ấy.
Ngày đó tôi không làm được con tu huýt từ nửa kg bột của Bà để đền cho anh Ba. Nhưng cái ước nguyện sẽ làm được tất cả những gì mà mình muốn trở thành lẽ sống của đời tôi.
Cầm mấy con tu huýt bằng đá mà người chủ tiệm tặng cho tôi ký ức của tuổi thơ chợt ào về trong tôi sống động và tưởng chừng như mới vừa xảy ra đâu đó quanh mình.
Tôi chìm đắm vào trong miền tuổi thơ yêu dấu của mình.
Đã lâu lắm tôi chưa về lại nơi đó có lẽ đã gần 40 năm rồi đấy. Cũng đã gần hơn 40 năm rồi tôi chưa được một lần nhìn lại những con tu huýt ấy. Có lẽ nào cái giống vật làm bằng bột ấy cũng đã tuyệt chủng như những con vật khác rồi sao?
Viết trong mùa sinh nhật
TN