3
Chiến tranh kết thúc Đại Hành Hoàng Đế băng hà Con trai thứ 3 là tên là Long Việt tranh giành ngai vàng với Đông Thành Vương và Trung Quốc vương và em cùng mẹ là Khai Minh vương. 8 tháng sau đánh thắng các vương khác mà lên ngôi. Chưa được yên vị 3 ngày thì bị em ruột là Lê Long Đỉnh thuê bọn trôm cắp trèo tường lẻn vào cung giết chết. Bầy tôi của Lê Long Việt chạy hết duy chỉ có một mình Điện Tiền tướng quân là Lý Công Uẩn ở lại ôm xác mà khóc. Long Đỉnh lên ngôi đặt tên thụy cho Long Việt là Trung Tông Hoàng Đế tự xưng là Đại Thắng Minh Quang Hiếu Hoàng Đế vì mến mộ đức trung nghĩa của họ Lý mà phong cho Công Uẩn làm Tứ Sương Quân phó chỉ huy sứ sau phong lên Tả Điền Tiền Chỉ Huy Sứ.
Long Đỉnh lên ngôi làm chuyện bạo ngược lấy chuyện giết người làm thú vui hoang dâm vô độ khi thăng triều không ngồi được mà chỉ nằm lo việc quốc sự nên sử cũ gọi là Lê Ngoạ Triều lên ngôi được 4 năm thọ 24 tuổi (986-1009). Lê Ngoạ Triều băng con nối ngôi còn bé. Lý Công Uẩn và Hữu Điện Tiền chỉ huy sứ Nguyễn Đê mỗi người được dẫn 500 quân tùy long vào cung làm túc vệ. Sau đó Nguyễn Đê và Chi Hậu Đào Cam Mộc thuận ứng mà dìu Lý Công Uẩn lên chính điện lập thành Thiên Tử. Sử gọi là Lý Thái Tổ Hoàng Đế.
Năm 1010 Lý Công Uẩn nghe lời của chính cung Lập Giáo Hoàng Hậu Phất Ngân dời đô ra Thăng Long. Đại xá thiên hạ xây chùa chiền lập đền miếu tạ ơn trời đất.
Tất tất hết thảy đều như lời sấm ký mà công chúa Phất Kim chiết giải ngày nào kể từ khi dấy loạn cung đình Lê Hoàn tiếm ngôi cho đến khi Lý Công Uẩn dời đô ra Thăng Long (1010)là 8 năm tất tất đúng như sấm ký là lúc thiên hạ thái bình.
Điện Tiền Chỉ Huy Sứ Nguyễn Đê con Nguyễn Bạc tin lời sấm ký xin cáo quan về tổng Gia Miêu Tống Sơn Thanh Hóa lập điền ấp an cư lạc nghiệp đời nào cũng có người hiền tài ra giúp nước đến năm 1527 nhà Mạc cướp ngôi nhà Lê Nguyễn Kim một danh tướng của nhà hậu Lê giúp Vua chống lại nhà Mạc và được phong Thái Sư Hưng Quốc Công. Sau này nhà Nguyễn thống nhất sơn hà phong Nguyễn Kim là Triệu Tổ Tĩnh Hoàng Đế. Nguyễn kim có 3 người con con gái lớn tên là Ngọc Bảo gả cho Trịnh Kiểm là chúa Trịnh sau này. Con trai thứ 2 là Trịnh Uông bị Trịnh Kiểm giết. Con út là Nguyễn Hoàng sợ họa chúa Trịnh nghe lời của Tam Nguyên Yên Đổ “hoành sơn nhất đái vạn đẹi dung thân” xin vua Lê Chúa Trịnh vào Nam khai khẩn và lập nên triều đình Chúa Nguyễn sau này
Một chi khác của họ Nguyễn là hậu duệ đời thứ 5 của Nguyễn Đê là Nguyễn Nộn sau này chạy loạn vào đàng trong lập nghiệp ở Tây Sơn Qui Nhơn chính là tộc tổ của Hoàng Đế Quang Trung. Khi anh em nhà Tây Sơn áo vải khởi nghĩa tranh dành quyền lực với Chúa Nguyễn. Sau bị vua Gia Long tri di cửu tộc thì dân gian có hát câu ca dao :
Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn
Hay là
Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Gà cùng một mẹ chớ thường đá nhau
Chính là nhằm vào việc hai nhà Nguyễn đánh giết nhau tri di tộc thuộc của nhau đều có chung một ông Tổ Nguyễn Bạc mà ra.
Lại nói hậu duệ của Trịnh Tú (cha Trịnh Hạ). Khi Lý Công Uẩn dời đô về Thăng Long thì cũng rời bỏ Đường Lâm theo lời sấm ký mà di dời tộc thuộc về Thanh Hóa. Khi đi ngang qua cửa Thần Phù có tìm lại di thể của Trịnh Hạ mà không thấy chỉ thấy quanh nơi Trịnh Hạ chết có mọc lên một thứ cây lạ. Cây có lá hình tam giác như ngọn lệnh phù và có hoa như bông lau trắng nhưng tua hoa nhọn như những mũi tên. Dân địa phương gọi là Cây Phất Kim và cho rằng cây do lệnh phù và bó tên từ tay Trịnh Hạ lúc chết hóa thành.
Con cháu Trịnh Tú kéo về Vĩnh Lộc Thanh Hóa lập nghiệp truyền mấy đời đều sống đời dân thường nghèo khó đến thời Hậu Lê có Trịnh Kiểm nhà nghèo lại thích ăn thịt gà nên hay trộm gà nhà láng giềng ăn. Xóm làng ghét cay ghét đắng nên nhân Trịnh Kiểm đi vắng trói mẹ của Trịnh Kiểm ném xuống vực. Lúc Trịnh Kiểm tìm thấy xác Mẹ thì thấy mối đã xông lên đầy phủ thành nấm mộ. Có ông thầy bói đi ngang qua nhân thấy vậy chỉ vào nấm mồ mối xong mà phán rằng:
Phi đế phi bá
Quyền khuynh thiên hạ
Truyền tộ bát đại
Tiêu tường khởi vạ
(Chẳng đế chẳng bá
Quyền nghiêng thiên hạ
Truyền được tám đời
Trong nhà dấy vạ)
Mẹ mất nghe tin Nguyễn Kim khởi nghĩa ông theo đến đầu quân nhờ có tài thao lược ông được Nguyễn Kim gả con gái Ngọc Bảo cho và phong làm đại tướng quân tước Dực Quận Công. Năm 1545 Nguyễn Kim chết. Trịnh Kiểm lên thay cầm quyền giữ chức Thái Sư nắm toàn bộ quân đội quyền hành lấn át cả Thiên Tử lập nên chế độ lưỡng đầu ở đàng Ngoài sử gọi là thời Vua Lê Chúa Trịnh là vậy.
Công chúa Phất Kim sau này được người đời lập đền thờ ở Hoa Lư và truy tặng là Trung Trinh Tiết Liệt Công Chúa.
Khởi thủy của Thăng Long phải nói là do ý của người công chúa họ Đinh quên mình vì giang sơn đất nước này. Vậy mà người đời sau khi ca ngợi Thăng Long ngàn năm văn hiến chỉ chú trọng đến họ Lý họ Trần mà quên mất một Phụ Nữ trung trinh tiết liệt chẳng khác gì bà Trưng bà Triệu người đã từng giải lời sấm ký như hoạch định trước lịch sử của nước Nam. Công Chuá Phất Kim như tấm gương chói ngời của Phụ Nữ Việt chịu khổ lụy nhục nhã vì chồng đớn đau mất mát về thân thuộc mà vẫn giữ lấy lòng trung trinh vì xã tắc giữ lấy đạo cương thường của dân tộc.
Kỷ niệm 1000 năm Thăng Long người đời nay sao chỉ biết ca ngợi Lý Chiêu Hoàng Hoàng Hậu Ỷ Lan và thậm chí tôn vinh Thái Hậu Dương Vân Nga người đàn bà lăng loàn làm hoàng hậu của 3 triều (Hoàng Hậu của Việt Vương Ngô Xương Văn Hoàng Hậu của Đinh Tiên Hoàng Hoàng hậu của Lê Đại Hành Hoàng Đế) mà không có một lời nói về người phụ nữ trung trinh tiết liệt khởi thủy đưa ra ý dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long. Kể cũng lạ thật. Có thể đó là một trong những đặc điểm quái dị của Lịch Sử chăng.
Mà ngay ở đất Hoa Lư giới chức bây giờ cũng chỉ coi trọng tôn tạo các đền miếu của Đinh Tiên Hoàng Lê Đại Hành Lý Thái Tổ Dương Vân Nga…mà không mấy ai chú ý đến ngôi đền hoang dại có cái giếng nước trong như ngọc nơi công chúa Phất Kim trầm mình vì xã tắc. Thấy lạ!
Lại nói về cây lá Phất Kim ở cửa Thần Phù. Theo như truyền thuyết cây Phất Kim có hoa cực độc nhưng lá lại một thứ thuốc giải được bách độc. Dân gian quanh vùng lấy lá Phất Kim luyện thành bùa ngải chữa được bá bệnh ngoài ra lá phất kim còn được dân đi chài lưới quanh vùng dùng làm bùa trấn khi đi biển nghe nói thuyền ra khơi có để lá phất kim có thể định được sóng to gió lớn
Tương truyền khi vua Trần mang quân Nam chinh đi ngang qua cửa biển Thần Phù gặp gió to sóng dữ thuyền không đi được. May nhờ có một đạo sĩ đến từ Tam Điệp dùng lá phất kim lập trận lệnh phù dẹp yên sóng dữ. Vì vậy mà vua Trần mới bình định được phương Nam. Lúc ban sư khải hoàn trở về ngang biển Thần Phù thì đạo sĩ lâm bệnh mà mất hồn thăng thành một giải sao băng bay về Tam Điệp. Vua cho lập đền thờ ở cửa biển và phong tước hiệu là Áp Lãng Chân Nhân (Người dẹp yên sóng dữ). Hiện nay đền thờ và các di chứng khác còn ở Yên Phẩm và Yên Lâm huyện Yên Mô tỉnh Ninh Bình.
Trong cuộc chiến kháng quân Nguyên khi nhà Trần tạm dời đô về Vạn Kiếp có lập trận vườn không nhà trống làm cho quân Nguyên không có lương thực mà mắc phải chướng khí tự bại trận kéo quân về. Có truyền thuyết từ dã sử cho rằng Vua Trần cho người vào Thần Phù lấy hoa cây phất kim bỏ vào các giếng nước nên quân Nguyên mắc phải chướng khí bị đi tháo như tả dịch mà lui binh.
Lại nói trong trận Bạch Đằng Giang tiết chế Trần Hưng Đạo dùng lá phất kim mà lập thiên la địa võng hô gió gọi sóng như ý muốn đánh tan hết đạo thủy quân của quân Nguyên có Pháp sư Phạm Nhan lừng lẫy đất Bắc làm quân sư. Vì vậy mà hiện nay ở các điện thờ tướng lĩnh họ Trần ở Vạn Kiếp cũng như đền thờ của Hưng Đạo Vương đều có khắc chạm hình hoa văn của một thứ lạ theo mô tả thì giống với lá phất kim…..
(xem tiếp phần 4)