1- Nho Gia (Kinh Nhạc- Lễ Nhạc): Lễ nhạc trị tâm điều khí dưỡng tạng
a/ 樂經 (Nhạc thư): Kinh sách nền tảng của Nho giáo về “lễ – nhạc – chính trị – trị bệnh”.
– Trích yếu: “Âm thanh hòa thì tâm bình, khí thuận thì huyết hành.”
– Tác dụng: Âm nhạc đúng tiết độ, âm luật giúp điều khí, an thần, giáo hóa, dưỡng sinh.
b/ Âm nhạc phân theo Ngũ âm: Cung – Thương – Giốc – Chủy – Vũ, tương ứng với Ngũ hành và ảnh hưởng đến Lục phủ- Ngũ tạng.
c/ Liên hệ chữa bệnh:
– Cung (hành Thổ): Tác động lên Tỳ-Vỵ
– Thương (hành Kim): Tác động lên Phế- Đại trường
– Giốc (hành Mộc): Tác động lên Can- Đởm
– Chủy (hành Hỏa): Tác động lên Tâm- Tiểu trường, Tâm bào- Tam tiêu
– Vũ (hành Thủy): Tác động lên Thận- Bàng Quang
2- Y Gia (Hoàng Đế Nội Kinh): Âm thanh ứng Tạng- Phủ trị Khí-Huyết, điều hòa Âm- Dương
a/ Hoàng Đế Nội Kinh – Tố Vấn (黃帝內經 – 素問)- Kinh điển nền tảng của Đông y liên hệ Âm thanh với khí và tạng phủ.
– Trích yếu: “Tâm sinh âm, Phế sinh thanh, Can chủ thanh cao, Tỳ chủ hòa âm, Thận chủ trầm âm.” : Các dao động âm (cao – thấp – trầm – ngân) tương ứng với tình chí – khí huyết – tinh thần.
b/ Ứng dụng:
– Dùng âm thanh trị khí nghẽn (khí uất), an thần, và điều trị các bệnh do cảm xúc (thất tình-lục dục) gây nên.
3- Phật Gia (Kinh Lăng Nghiêm): Âm thanh chữa Tâm, quán chiếu Nội thức
a/ Kinh Lăng Nghiêm (Phật giáo Đại thừa)
– Trích yếu: Chương “Quán Thế Âm Bồ Tát Viên Thông” là điển hình của âm thanh trị liệu.
– Dạy pháp “Phản văn văn tự tánh”: Nghe âm thanh để phản chiếu tâm dẫn đến tự chứng ngộ chân tánh.
– „Quán Thế Âm tu nhĩ căn viên thông“ tức là thành tựu bằng nghe để chữa lành qua rung động âm( Đây là nền tảng cho trị liệu bằng chuông, tụng chú, nhạc thiền, âm 432Hz…)
4- Đạo Gia (Chu Dịch): Âm thanh là Khí hóa, là phươnng tiện giao cảm giữa người với đất trời
a/ Chu Dịch (周易)
– Trích yếu: “Thái sơ sinh Thanh, Thanh sinh tượng…” (Âm dương động- tĩnh sinh ra Vũ trụ“
– Biện lý: Âm thanh là khởi điểm của sự biến hóa, tương tác âm- dương, khí- huyết qua dao động sóng Âm
5- Cổ Ấn (Vệ đà): Ấn Độ cổ – Yoga – Âm thanh vũ trụ)
Trích yếu: Thánh điển Vệ Đà nói: “Nada Brahma“ (Âm thanh là Thượng Đế)
– Âm thanh nguyên thủy OM/AUM là nguồn gốc vạn vật, dao động âm mang lại sự sống và chữa lành.
– Chakra & Âm thanh: Mỗi Luân xa tương ứng một âm thanh rung (bija mantra) có tác động hệ nội tiết, thần kinh, tinh thần.
6- Hiện Đại:
Hiện nay âm thanh trị liệu (sound healing) không chỉ còn nằm trong các truyền thống cổ xưa (Đông y, Phật giáo, Ấn Độ giáo…) mà đã được Y học hiện đại nghiên cứu, thực nghiệm và công nhận trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực thần kinh, tâm lý, miễn dịch và phục hồi chức năng.
Dưới đây là vài ví dụ về các tài liệu, công trình và hướng nghiên cứu y học hiện đại tiêu biểu liên quan đến âm thanh trị bệnh:
a/ Music and Medicine: A Journal of the International Association for Music and Medicine
Tạp chí y học chuyên biệt về âm nhạc trị liệu. Xuất bản các nghiên cứu về:
– Tác dụng của âm nhạc với đau mãn tính, lo âu, trầm cảm
– Âm nhạc trong phẫu thuật
– Âm thanh dao động (vibrational sound) ảnh hưởng đến tế bào thần kinh, miễn dịch
(Truy cập: https://mmd.iammonline.com)
b/ The Healing Power of Sound – Bác sĩ Mitchell L. Gaynor
(Trưởng khoa Ung thư tại Trung tâm Weil Cornell, Hoa Kỳ)
– Mô tả tác dụng của âm thanh và giọng hát (gồm chuông Tây Tạng, âm “OM”, tụng niệm) trong điều trị ung thư.
– Trình bày mối liên hệ giữa rung động – tế bào – hệ miễn dịch – cảm xúc.
– Ứng dụng trong hỗ trợ hóa trị, phục hồi sau mổ, điều hòa tâm lý.
c/ Sound Medicine – Bác sĩ Kulreet Chaudhary (Mỹ – gốc Ấn)
– Kết hợp y học thần kinh hiện đại với âm thanh yoga và thiền âm (mantra therapy).
– Giải thích cách âm thanh điều chỉnh vùng hippocampus (trí nhớ – cảm xúc) và trục HPA (nội tiết – stress).
– Áp dụng cho: trầm cảm, mất ngủ, Parkinson, đau mãn tính
d/ Binaural Beats & Brainwave Entrainment Studies
Âm thanh có tần số khác biệt (ví dụ 432Hz, 528Hz, 639Hz) đã được chứng minh:
– Tạo sóng não alpha, theta, delta
– Kích thích thư giãn sâu – tập trung – phục hồi
– Ứng dụng trong thiền, học tập, giấc ngủ, trị lo âu
Các tạp chí liên quan:
• Frontiers in Human Neuroscience
• Journal of Alternative and Complementary Medicine
• Brain and Cognition
e/ Cymatics & Biofield Research (Dao động – Trường sinh học)
– Cymatics: khoa học nghiên cứu hình ảnh hóa âm thanh trên nước/cát/cơ thể.
– Nghiên cứu cho thấy âm thanh tần số thấp có thể “sắp xếp lại tế bào” hoặc phá hủy cấu trúc tế bào ung thư.
– Tương tác với nước nội bào – DNA – năng lượng sinh học (biofield)
Một số trung tâm nghiên cứu nổi bật:
– Institute of Noetic Sciences (IONS) – Mỹ
– HeartMath Institute – Mỹ
– Center for Neuroacoustic Research – tiến sĩ Jeffrey Thompson
f/ The Power of Sound. Tác giả Joshua Leeds: Cơ sở sinh học & thần kinh của âm thanh chữa lành- Eileen Day McKusick:
g/ Tuning the Human Biofield- Eileen Day McKusick: Tác dụng của âm thanh qua trường năng lượng quanh cơ thể
h/ Healing at the Speed of Sound- Don Campbell & Alex Doman: Âm thanh và nhịp điệu ảnh hưởng não – tim – miễn dịch
7- Lục Tự Y Án Kỳ Phương (Lục Tự Khí Công- Đông Y)
Trích yếu: „Nhất Thanh, nhì Trúc, tam Tơ, tứ Cổ, Thiết ngũ vi cùng“
– Tương tác của các dao động Âm thanh lên tâm thức và lục phủ- ngũ tạng của con người nhiều ít theo thứ tự Nguồn phát sau đây: Mạnh nhất là Thanh (Giọng nói- Hát), thứ nhì là Trúc (Các tần số của tiêu-sáo làm bằng Trúc- bộ Hơi), thứ ba là Tơ (dao động phát ra từ dây đàn- bộ Dây), thứ tư là Cổ (Là sóng âm phát ra từ các loại Trống- bộ Gõ), và cuối cùng xếp hàng thứ năm là tần số âm thanh phát ra từ các nhạc khí làm bằng kim loại (Cồng, chiêng, chuông, thanh la…)
8- KẾT LUẬN
Âm Thanh- Âm Nhạc có tác dụng trị bệnh- chữa lành đó là điều chắc chắn, không cần phải bàn cãi. Nhưng tần số dao động âm thanh gây chấn động mạnh nhất, ảnh hưởng sâu nhất và có khả năng trị liệu hiệu quả nhất chính là tần số dao động phát ra từ Giọng Nói của con người… Vậy thì tại sao lại không Hát (Dù hay-dở thế nào cũng là hạng NHẤT vì vậy cứ phải hát). Thực ra chỉ có trong trạng thái „Khoan Khoái- Thoải Mái- Dễ Chịu- Tự Do“ mới tạo ra được các cung bậc „hay ho“ của Âm Nhạc….“Khạc“ Lục Tự đi bà con…hehehehe…