Home Y Khoa Tư Liệu Y Khoa QUI NẠP THÊM BIỆN LÝ BỆNH HỌC ĐÔNG Y (Tư liệu Y...

QUI NẠP THÊM BIỆN LÝ BỆNH HỌC ĐÔNG Y (Tư liệu Y khoa) Phần 5

2
0
(Mẹo Vặt Bảo Vệ Sức Khỏe: Y HỌC TÍCH HỢP)
Bài viết có sử dụng tư liệu của Giáo sư, Tiến sĩ Florian Benssner, Trưởng phòng Khoa học, Học viện Nghiên cứu và Ứng dụng Y học Tích hợp (Institut für Intergrative Therapieforschung)- Hình ảnh đính kèm- TN
QUI NẠP THÊM BIỆN LÝ BỆNH HỌC ĐÔNG Y (Tư liệu Y khoa) Phần 5
PHẦN 5: Kích hoạt „Mã Nguồn“ của „Lập Trình Miễn Dịch“ theo Y học Tự nhiên- Đông Y
1- „Mã Gen“ của Người hiện đại (Homo Sapies)- (Tân Tế Bào Học)
a/ Tổng số „Mã Gen“:
Trong bộ mã gen của người hiện đại (Homo sapiens) – tức bộ gen người, có khoảng 20.000 – 21.000 mã gen mã hóa protein
Những mã gen này được gọi là gen cấu trúc hoặc gen mã hóa protein, chúng là “mã lập trình” sinh học tạo ra các protein – thành phần chính để cấu tạo và điều hành hoạt động của tế bào, cơ quan và cơ thể.
Nhưng nói về Tổng số “mã nguồn” (trình tự chức năng) thì con số còn lớn hơn rất nhiều. Ví dụ:
Ngoài các gen mã hóa protein, bộ gen người còn chứa:
– Gen RNA không mã hóa (non-coding RNA genes) có khoảng từ 20.000–25.000 gen điều hòa biểu hiện gen, cấu trúc nhiễm sắc thể, bảo vệ telomere, v.v.
– Trình tự điều hòa (regulatory sequences): như promoters, enhancers (kiểm soát thời điểm và mức độ các gen được bật/tắt)
– Trình tự không có chức năng rõ ràng (junk DNA): chiếm tới >98% bộ gen, tuy nhiên nhiều vùng trong đó đang được nghiên cứu để xác định chức năng điều hòa hoặc bảo vệ.
Cụ thể là:
– Gen mã hóa protein có khoảng 20.000- 25.000 cặp
– Gen không mã hóa RNA có khoảng 20.000- 25.000
– Gen trình tự điều hòa, vùng chức năng có hàng triệu cập
– Tổng số base (A,T,G,G) xấp xỉ 3.2 Tỷ cặp
b/ Bộ “Mã Gen” của Lập trình Hệ miễn dịch:
Bộ mã gen lập trình Hệ Miễn Dịch chủ yếu thuộc vào gen mã hóa protein, nhưng chúng có đặc điểm rất đặc biệt và phức tạp, gồm nhiều nhóm gen chính có vai trò trong việc nhận diện, phản ứng và ghi nhớ các tác nhân lạ. Cụ thể:
– Gen MHC (Major Histocompatibility Complex) hay HLA (ở người): Mã hóa protein nhận diện kháng nguyên. Cực kỳ đa dạng, quyết định sự phù hợp cấy ghép, nhận diện “ta – không ta”
– Gen kháng thể (Immunoglobulin genes):
+ Gen mã hóa protein – đặc biệt cho Hệ Miễn Dịch: Mã hóa cấu trúc kháng thể (IgG, IgA, IgM…), qua tái tổ hợp gen
– T-cell receptor genes (TCR): Mã hóa thụ thể T trên tế bào T, giúp nhận diện kháng nguyên trình diện
– Gen cytokine / interleukin: Điều hòa phản ứng miễn dịch (truyền tín hiệu giữa tế bào miễn dịch)
– Gen bổ thể (complement system):
– Mã hóa protein của hệ thống bổ thể – tiêu diệt vi sinh vật và kích hoạt miễn dịch
– Cơ chế đặc biệt: Tái tổ hợp gen – Tạo tính đa dạng: Các gen mã hóa kháng thể và TCR không cố định như gen thường, mà tái tổ hợp các đoạn gen (VDJ recombination) → tạo ra hàng triệu dạng kháng thể khác nhau dù chỉ từ vài trăm đoạn gen.
b/ Có liên quan đến thêm
Ngoài nhóm Gen mã hóa protein, Mả nguồn của Hệ miễn dịch còn có liên quan:
– Với trình tự điều hòa (regulatory sequences): kiểm soát khi nào gen miễn dịch hoạt động
– RNA điều hòa: microRNA, long non-coding RNA cũng tham gia điều tiết phản ứng miễn dịch
c) Kết Luận:
Bộ mã gen lập trình hệ miễn dịch chủ yếu là GEN MÃ HÓA PROTEIN, thuộc các họ gen đặc biệt như MHC, Ig, TCR, và có khả năng tái tổ hợp để tạo tính đa dạng sinh học rất cao. Ngoài ra, còn phụ thuộc vào gen điều hòa và RNA không mã hóa.
2/ Các cơ quan nội tạng liên quan đến Hệ miễn dịch:
Hệ miễn dịch là một mạng lưới phức tạp gồm nhiều cơ quan, mô và tế bào phối hợp để bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân lạ như vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng và tế bào ung thư. Các cơ quan chính của hệ miễn dịch bao gồm:
a/ Cơ quan trung ương (Cơ quan tạo và huấn luyện tế bào miễn dịch):
+ Tủy xương:
– Nơi tạo ra tế bào gốc tạo máu, từ đó hình thành các tế bào miễn dịch như bạch cầu, lympho B và T.
– Lympho B trưởng thành tại đây.
+ Tuyến ức (Thymus):
– Nơi lympho T trưởng thành và được huấn luyện để phân biệt tế bào “ta” và “lạ”.
– Hoạt động mạnh nhất ở trẻ em.
– Teo dần từ tuổi 45
b/ Cơ quan ngoại vi (Cơ quan thực hiện miễn dịch):
+ Hạch bạch huyết (Lymph nodes):
– Lọc bạch huyết, bắt giữ mầm bệnh.
– Nơi tế bào miễn dịch tương tác và khởi động phản ứng miễn dịch.
+ Lách (Spleen:
– Lọc máu, loại bỏ tế bào máu già và vi sinh vật.
– Sản xuất kháng thể, chứa nhiều lympho B và T.
+ Mảng Peyer ở ruột non & mô bạch huyết niêm mạc (MALT, GALT):
– Bảo vệ niêm mạc tiêu hóa, hô hấp, tiết niệu khỏi tác nhân gây bệnh.
– Chứa nhiều mô lympho, là phần quan trọng của hệ miễn dịch niêm mạc.
+ Hạnh nhân (Tonsils): Là một phần của Amidan, bảo vệ vùng miệng và hầu họng.
c/ Các tế bào miễn dịch chính (không phải cơ quan, nhưng cực kỳ quan trọng):
– Lympho B: sản xuất kháng thể.
– Lympho T (CD4+, CD8+): hỗ trợ, tiêu diệt tế bào nhiễm bệnh.
– Đại thực bào (Macrophage), bạch cầu trung tính (Neutrophil), tế bào tua (Dendritic cell): tiêu diệt, trình diện kháng nguyên.
– Tế bào NK (Natural Killer): tiêu diệt tế bào nhiễm virus hoặc ung thư.
3/ Biện Lý Đông Y về Hệ Miễn Dịch:
Biện lý trong Đông y hay còn gọi là “biện chứng luận trị” là nền tảng của tư duy Đông y, dùng để phân tích hiện tượng bệnh lý dựa trên các yếu tố khí – huyết – tạng – phủ – âm dương – hàn nhiệt – biểu lý – hư thực, từ đó định hướng điều trị phù hợp.
Khi áp dụng vào lập trình hệ miễn dịch, Đông y sử dụng biện lý để hiểu và điều hòa các rối loạn tự phòng – tự chữa – tự tái tạo của cơ thể.
Dưới đây là tổng hợp các biện lý Đông y liên quan đến hệ miễn dịch:
a/ Tạng Phủ và Hệ miễn dịch
– Tỳ (Lá lách): Chủ vận hóa, sinh khí huyết, là nguồn gốc của khí chính (chánh khí). Nếu tỳ hư dẫn đến miễn dịch yếu, dễ bị dị ứng, nhiễm trùng
– Phế (Phổi): Chủ khí, chủ bì mao (da lông) – là “lá chắn đầu tiên” của cơ thể. Phế khí hư → dễ nhiễm lạnh, cúm, hen
– Thận: Tàng tinh, chủ tiên thiên. Gốc rễ sức đề kháng lâu dài. Thận dương hư dẫn đến hàn nội sinh, thận âm hư sinh hư nhiệt, viêm kéo dài.
– Can: Chủ sơ tiết, điều tiết cảm xúc – liên hệ trực tiếp với miễn dịch tâm thể. Can uất dẫn đến ức chế miễn dịch.
– Tâm: Chủ huyết mạch, nuôi dưỡng tinh thần. Tâm thần bất an dẫn đến miễn dịch rối loạn.
b/ Biện lý Hư – Thực – Hàn – Nhiệt – Biểu – Lý
– Hư chứng (Hư khí, hư huyết, hư âm, hư dương): Làm giảm khả năng miễn dịch. Ví dụ: khí hư → khó kháng bệnh; âm hư → dễ viêm mạn tính.
– Thực chứng (Nhiệt độc, đàm ẩm, huyết ứ): Sinh phản ứng viêm mạnh, thậm chí rối loạn miễn dịch (ví dụ như tự miễn).
– Biểu chứng: Tác nhân ngoại cảm (phong – hàn – thử – thấp – táo – hỏa) xâm nhập. Tương đương với “vi sinh vật xâm nhập”.
– Lý chứng: Bệnh đã vào sâu, ảnh hưởng đến tạng phủ, cần điều hòa nội tạng
– Hàn chứng: Miễn dịch yếu, chuyển hóa chậm, lạnh sâu, dễ bị nhiễm khuẩn, khối u.
– Nhiệt chứng: Viêm cấp, dị ứng, rối loạn miễn dịch, bốc hỏa, thấp nhiệt, nhiễm trùng.
c/ Chánh khí và Tà khí: Góc nhìn miễn dịch
– Chánh khí: Miễn dịch bẩm sinh.Năng lực tự vệ cơ thể
– Tà khí: Các tác nhân gây bệnh, Vi sinh vật, độc tố, stress, gốc tự do…
– Nếu chánh khí mạnh thì tà bất xâm: Cơ thể có kháng thể, tế bào miễn dịch hoạt động tốt thì khó nhiễm bệnh
d/ Lập trình hệ miễn dịch theo Đông y
Có thể xem Lập trình miễn dịch là sự điều hòa toàn diện của:
– Tiên thiên (Thận khí) và Hậu thiên (Tỳ vị).
– Dưỡng chính khí: Bổ khí, kiện tỳ, ích thận.
– Tả tà khí: Khu phong, thanh nhiệt, giải độc.
– Bình can an thần: Ổn định tâm lý để tránh rối loạn miễn dịch do stress.
– Thông mạch, hoạt huyết, hóa ứ: Tránh viêm nhiễm mãn tính hoặc ung thư.
4/ Biện Lý Cốt Lõi:
Trích trong „Y học lập trình)
“…“Tinh sinh khí, khí sinh thần, thần dẫn động hình”
– Tinh: Là chất liệu nền tảng của cơ thể, bao gồm di truyền (DNA), các tế bào mầm, và năng lượng được tích lũy từ dinh dưỡng và môi trường sống. Tinh là cơ sở vật chất, là “mã nguồn” của sự sống.
– Khí: Là năng lượng vận hành các chức năng sinh lý của cơ thể. Khí không chỉ là một yếu tố vật lý mà còn là một lực sinh học liên kết với các quá trình trao đổi chất, điện sinh học, nhịp sinh học của cơ thể.
– Thần: Là ý thức, thần kinh và tâm trí, quản lý các phản ứng và hành vi của cơ thể. Đây là lớp điều khiển cao nhất trong cơ thể, ảnh hưởng tới cảm xúc, tâm lý và các quyết định hành vi.
– Hình: Là cơ thể vật lý, là kết quả thể hiện của một hệ thống sống hoàn chỉnh, nơi mọi quá trình sinh học, năng lượng và thông tin di truyền được biểu hiện ra ngoài.
Câu này cho thấy một chuỗi lập trình sinh học đa tầng, từ cơ sở vật chất (Tinh), chuyển hóa thành năng lượng sống (Khí), rồi đến sự điều khiển và quản lý của tâm trí (Thần), cuối cùng là thể hiện ra ngoài qua cơ thể (Hình).
Tương đương với Y học lập trình hiện đại:
– Tinh: Các yếu tố di truyền và thông tin mã hóa trong DNA (genome) sẽ quyết định đặc điểm sinh học của một cá thể.
– Khí: Năng lượng sinh học, bao gồm năng lượng tế bào (ATP), hoạt động của các hệ thống nội tiết, thần kinh và các mạng tín hiệu sinh học.
– Thần: Hệ thần kinh, não bộ và ý thức, điều khiển các chức năng cơ thể, và phản ứng đối với môi trường xung quanh.
– Hình: Cơ thể vật lý thể hiện sự cân bằng giữa các yếu tố trên.
Sự tương tác giữa các yếu tố này cũng giống như lập trình một hệ thống phức tạp, trong đó mỗi phần đều ảnh hưởng lẫn nhau và sự can thiệp vào một phần có thể tác động tới toàn bộ hệ thống.“
Tổng Luận:
– Từ 1-c: „Bộ mã gen lập trình hệ miễn dịch chủ yếu là GEN MÃ HÓA PROTEIN, thuộc các họ gen đặc biệt như MHC, Ig, TCR, và có khả năng tái tổ hợp để tạo tính đa dạng sinh học rất cao. Ngoài ra, còn phụ thuộc vào gen điều hòa và RNA không mã hóa.
– Protein là „Tinh“ là „Mã nguồn“ có liên quan trực tiếp đến tạng Thận và tạng Tỳ
– Muốn kích hoạt „Mã nguồn“ của Hệ miễn dịch thì phải Kích hoạt phần TINH của Tạng THẬN và tạng TỲ.
5/ Phần kết: Kích hoạt phần TINH của Tạng THẬN và tạng TỲ
Hệ miễn dịch không chỉ là một hệ thống “vô hình” với tế bào máu và bạch cầu, mà còn liên hệ mật thiết với cơ, xương và khớp, bởi đây là các cơ quan nền tảng tạo ra, lưu trữ và hỗ trợ hoạt động của hệ miễn dịch. Dưới đây là tổng hợp các cơ, xương, khớp có vai trò hoặc ảnh hưởng đến hệ miễn dịch từ cả góc nhìn y học hiện đại và Đông y:
a/ Xương và Tủy xương – “Nhà máy sản xuất miễn dịch”
– Tủy xương đỏ (Red Bone Marrow): Là nơi sinh sản tế bào gốc tạo máu (hematopoietic stem cells) – từ đó tạo ra bạch cầu, hồng cầu, tiểu cầu.
– Xương dài (xương đùi, xương cánh tay), xương chậu, xương sườn, xương ức: Chứa tủy xương đỏ → cơ sở miễn dịch sơ khai của cơ thể.
– Xương ức (sternum): Quan trọng vì liên quan trực tiếp đến tuyến ức (thymus), nơi biệt hóa T-lymphocytes, đóng vai trò chính trong miễn dịch tế bào.
b/ Các nhóm cơ có ảnh hưởng đến hệ miễn dịch
– Cơ hoành (Diaphragma): Điều hòa hô hấp sâu → kích thích hệ bạch huyết, tăng lưu thông bạch cầu và chất độc.
– Cơ bụng (Bauchmuskel): Tham gia mát-xa nội tạng, giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt, từ đó nâng cao miễn dịch niêm mạc ruột (một trong các hàng rào miễn dịch lớn nhất).
– Cơ lưng sâu (Sacrospinalis, QL): Giữ ổn định trục sống, hỗ trợ vận chuyển thần kinh và mạch máu – nền tảng hệ miễn dịch.
– Cơ chân (Quadriceps, Psoas): Giữ cơ thể vận động → lưu thông tuần hoàn – bạch huyết, kích hoạt hệ miễn dịch thông qua hoạt động thể chất.
– Cơ ngực (Pectoralis major, intercostal): Hỗ trợ hô hấp, tăng cường oxy hóa tế bào miễn dịch.
c/ Khớp và mô liên kết có liên quan
– Khớp vai – khớp hông – khớp gối: Là các khớp vận động lớn, nếu tắc nghẽn hoặc viêm, tạo môi trường nhiễm trùng – phản ứng tự miễn
– Hệ thống mạc (fascia): Gắn kết cơ – xương – cơ quan. Khi tắc nghẽn dẫn đến giảm dẫn truyền miễn dịch qua mô bạch huyết.
– Cột sống (đặc biệt là vùng ngực và lưng trên): Có liên quan đến thần kinh thực vật – điều hòa tuyến ức, tủy, lách.
d/ Đông Y: Mối liên hệ cơ xương – miễn dịch
– Thận chủ cốt (xương): Thận tinh đầy đủ → sinh tủy, sinh huyết, mạnh chánh khí.
– Can chủ cân (gân): Gân khỏe, khí huyết thông suốt, tránh ứ trệ sinh bệnh.
– Tỳ chủ cơ nhục: Cơ chắc khỏe, tỳ vững – tiêu hóa tốt →- dưỡng khí huyết.
– Phế chủ bì mao (da): Da là tuyến đầu của miễn dịch- liên quan đến phế khí và hệ bạch huyết ngoại vi.
e/ Gợi ý hỗ trợ miễn dịch qua vận động và dinh dưỡng xương – cơ
+ Bài tập:
– Khí công phục nguyên: Tam nguyên phục mệnh đan, Nhịp vỗ bạch huyết, Miêu bộ, Thiên lý tiêu dao (Tác dụng: Kích hoạt tỳ – phế – thận, điều khí huyết, nâng cao chính khí)
– Thở cơ hoành, Đánh bụng: Tác dụng: Kích hoạt cơ hoành, tăng tuần hoàn bạch huyết, thư giãn hệ thần kinh, tăng bạch cầu T. Điều hòa nhịp tim, cân bằng hệ thần kinh giao cảm – phó giao cảm để hỗ trợ hệ miễn dịch nội sinh.
– Yoga – Tư thế “Em bé” (Balasana): Tác dụng thư giãn hệ thần kinh, làm dịu vỏ não, giảm căng thẳng, phục hồi miễn dịch tế bào bị ức chế do stress.
– Đi bộ nhanh, Đạp xe đạp, Bơi lội, Khiêu vũ: Kích hoạt toàn bộ hệ tuần hoàn, giúp tăng lưu thông bạch huyết, loại bỏ độc tố, thúc đẩy hoạt động đại thực bào.
+ Dinh dưỡng xương – cơ – miễn dịch:
– Thực phẩm giàu kẽm, vitamin D, protein sinh học cao (đậu, cá, hạt).
– Thuốc Nam bổ xương – cơ: Cốt toái bổ, ngưu tất, tục đoạn, đỗ trọng, thục địa…
+ Trà hỗ trợ:
– Trà đinh lăng + gừng + cam thảo (giải độc, tăng đề kháng)
– Trà hoàng kỳ + sâm đại hành (bổ phế, nâng khí, tăng sức mạnh bạch cầu)
– Trà tía tô + xuyên tâm liên (kháng virus nhẹ, tăng sức kháng hàn)
– Trà Song diệp nhị hoa Tứ tử bình tâm: (Bình tâm, giải độc, tăng chính khí)
(còn nữa)
03.05.25
Thuận Nghĩa sưu tập và biên soạn
SHARE