Phần 3: “TỨ ĐẠI THỂ DANH BỘ” Của Sức Khỏe và “CỬA SINH TỬ” của Sinh Mệnh (Sinh Tử Huyền Quan)
 
Ngoài Tuyến Giáp ra (Như đã trình bày ở phần 1 và phần 2), thì hệ thống Nội tiết tố của cơ thể cón có 3 Cơ quan Nội tiết nữa đóng vai trò rất quan trọng trong Lập trình sống của sinh mệnh một con Người. Đó là các tuyến nội tiết: Tuyến Thượng Thận, Tuyến Yên, Tuyến Ức. Cũng như Tuyến Giáp, 3 tuyến Nội tiết vừa kẻ trên cũng KHÔNG ĐƯỢC Biện lý Cơ thể học và Bệnh lý học Đông Y nhắc đến một cách cụ thể. Hay nói cách khác trong Biện lý học Đông Y không có lý giải về các cơ quan Nội tạng này (Cho dù các cơ quan Nội tiết tố ấy đóng vai trò chủ chốt trong việc kiến tạo sức đề kháng và hệ miễn dịch. Nó được ví như „Tứ Đại Thể Danh Bộ“ của Chính Khí).
Tuy không nhắc đến „Tứ Đại Thể Danh Bộ“ (Tuyến giáp, Tuyến thượng thận, Tuyến yên, Tuyến ức), nhưng những biện lý bệnh học về Thận Dương- Mệnh Môn Hỏa của Đông Y lại có những nét tương đồng với „Tứ Đại Thể Danh Bộ“ này.
Để lý giải cho Mệnh đề này, chứng ta cần phải có những thấu nghiệm sau đây về „Tứ Đại Thể Danh Bộ“ (Về Tuyến Giáp chúng ta đã có phần lý giải ở Phần 1 và Phần 2) Sau đây là những kiến giải về 3 cơ quan Nội tiết còn lại:
1- Tuyến Thượng Thận: Cấu Tạo – Tác Dụng, Bệnh Lý (Theo Tây Y)
a/ Cấu tạo tuyến thượng thận
. Vị trí: Nằm trên đỉnh mỗi quả thận.
. Cấu tạo: Gồm hai phần chính:
– Vỏ thượng thận (Adrenal Cortex): Chia thành 3 lớp, tiết ra hormone steroid.
– Tủy thượng thận (Adrenal Medulla): Tiết hormone catecholamine (adrenaline, noradrenaline).
a- Tác dụng của tuyến thượng thận
– Điều hòa huyết áp & cân bằng nước muối (Aldosterone).
– Kiểm soát chuyển hóa, giảm viêm, chống stress (Cortisol).
– Hỗ trợ sinh dục (Androgen).
– Tăng cường phản ứng “chiến đấu hoặc bỏ chạy” (Adrenaline, Noradrenaline).
c- Các bệnh lý tuyến thượng thận
– Suy tuyến thượng thận (Bệnh Addison): Mệt mỏi, hạ huyết áp, sụt cân.
– Cường tuyến thượng thận (Hội chứng Cushing): Tăng cân, cao huyết áp, loãng xương.
– U tủy thượng thận (Pheochromocytoma): Tim đập nhanh, đổ mồ hôi, lo âu.
– Tăng sản thượng thận bẩm sinh: Rối loạn hormone sinh dục.
2- Tuyến Yên: Cấu Tạo – Tác Dụng – Bệnh Lý (Theo Tây Y)
a/ Cấu tạo tuyến yên
• Vị trí: Nằm ở đáy não, trong hố yên của xương bướm.
• Cấu tạo: Gồm hai phần chính:
– Thùy trước (Adenohypophysis): Tiết hormone kiểm soát nhiều tuyến nội tiết khác.
– Thùy sau (Neurohypophysis): Dự trữ và giải phóng hormone từ vùng dưới đồi.
b/ Tác dụng của tuyến yên
. Điều hòa chức năng của nhiều tuyến nội tiết khác, thông qua các hormone:
– ACTH: Kích thích tuyến thượng thận.
– TSH: Kích thích tuyến giáp.
– LH, FSH: Điều hòa chức năng sinh sản.
– GH: Thúc đẩy tăng trưởng.
– PRL: Kích thích tiết sữa.
– ADH, Oxytocin (thùy sau) → Cân bằng nước, co bóp tử cung.
c/ Các bệnh lý tuyến yên
– Suy tuyến yên: Mệt mỏi, giảm tăng trưởng, rối loạn sinh dục.
– U tuyến yên (Prolactinoma, Adenoma): Rối loạn hormone, đau đầu, suy giảm thị lực.
– Cường tuyến yên: Dẫn đến bệnh to đầu chi (Acromegaly), bệnh Cushing.
– Đái tháo nhạt (Diabetes Insipidus): Thiếu ADH gây tiểu nhiều, khát nước.
3- Tuyến Ức: Cấu Tạo – Tác Dụng – Bệnh Lý
a/ Cấu tạo tuyến ức
• Vị trí: Nằm giữa ngực, phía trước tim, sau xương ức.
• Cấu tạo: Gồm hai thùy, phát triển mạnh nhất ở trẻ em, teo dần khi trưởng thành.
b/ Tác dụng của tuyến ức
– Hệ miễn dịch: Sản xuất và biệt hóa tế bào T (T-lymphocyte), bảo vệ cơ thể khỏi vi khuẩn, virus.
– Phát triển hệ miễn dịch: Quan trọng trong giai đoạn sơ sinh và trẻ nhỏ, giúp cơ thể nhận diện và chống tác nhân gây bệnh.
b/ Các bệnh lý tuyến ức
– Nhược cơ (Myasthenia Gravis): Hệ miễn dịch tấn công nhầm cơ thể, gây yếu cơ, khó thở.
– U tuyến ức (Thymoma): Có thể lành tính hoặc ác tính, ảnh hưởng hô hấp, tuần hoàn.
– Suy giảm miễn dịch: Do tuyến ức kém phát triển hoặc teo sớm, làm cơ thể dễ nhiễm bệnh.
4- Mối Liên Quan Và Điểm Giống Nhau Giữa Tuyến Giáp, Tuyến Thượng Thận, Tuyến Yên, Tuyến Ức („Tứ Đại Thể Danh Bộ“)
Bốn tuyến nội tiết này đều có vai trò quan trọng trong điều hòa chuyển hóa, miễn dịch và cân bằng nội môi. Dưới đây là mối liên quan và điểm giống nhau giữa chúng:
a/ Tuyến Yên – “Nhạc Trưởng Nội Tiết”
– Điều khiển hoạt động của tuyến giáp, tuyến thượng thận và một phần của hệ miễn dịch.
– Tiết TSH (Thyroid-Stimulating Hormone) kích thích tuyến giáp sản xuất T3, T4.
– Tiết ACTH (Adrenocorticotropic Hormone) kích thích tuyến thượng thận sản xuất cortisol.
b/ Tuyến Giáp Và Tuyến Yên : Hệ Chuyển Hóa VàPhát Triển
– Tuyến yên kiểm soát tuyến giáp qua TSH, giúp điều hòa chuyển hóa năng lượng, tăng trưởng, điều hòa nhịp tim.
– Tuyến giáp cũng ảnh hưởng đến phát triển não bộ & miễn dịch, có mối liên quan gián tiếp đến tuyến ức.
c/ Tuyến Thượng Thận Và Tuyến Yên: Ứng Phó Căng Thẳng Và Miễn Dịch
– Sản xuất cortisol (điều hòa stress, chống viêm) & adrenaline (điều hòa huyết áp, nhịp tim. Tuyến yên điều khiển qua ACTH, giúp cơ thể phản ứng với căng thẳng.
d/ Tuyến Ức Và Tuyến Thượng Thận: Miễn Dịch & Căng Thẳng
– Tuyến ức sản xuất tế bào T, giúp miễn dịch mạnh mẽ.
– Cortisol từ tuyến thượng thận ức chế miễn dịch, do đó stress kéo dài có thể làm suy yếu chức năng miễn dịch của tuyến ức.
e/ Qui nạp Biện lý Đông Y:
Thông qua mối liên quan giữa tác dụng và bệnh lý của “Tứ Đại Thể Danh Bộ” chúng ta thể qui nạp về Tạng- Phủ theo Biện lý của Đông Y như sau:
. Nguyên nhân:
– Can Hỏa vượng, đàm nhiệt
– Thận Dương hư, thấp nhiệt
– Tỳ khí hư, dương khí suy,
– Tâm Thận bất giao, Can khí uất,
– Thận Dương suy, khí huyết hư,
– Thận tinh bất túc
– Phế khí hư, Tỳ khí hư
. Triệu chứng chính:
– Tăng huyết áp, nóng bừng, vã mồ hôi (Hỏa vượng, Âm Hư)
– Tăng cân, béo phì vùng bụng (Thận không giữ được tinh)
– Mất ngủ, lo âu, hồi hộp (Tâm Hỏa quá vượng)
– Da khô, rụng tóc (Âm huyết hao tổn)
– Xương yếu, cơ teo (Thận chủ cốt tủy suy giảm)
– Tay chân lạnh, cơ thể suy nhược, dễ mệt mỏi.
– Rối loạn sinh lý, giảm ham muốn, yếu tinh trùng.
– Tiêu hóa kém, đầy bụng, tiêu chảy mạn tính.
– Hay buồn ngủ, giảm trí nhớ, mất tập trung
– Nóng trong, dễ cáu gắt, mất ngủ, tim đập nhanh.
– Bốc hỏa, đổ mồ hôi trộm, giảm cân không rõ nguyên nhân.
– Táo bón, chảy máu cam, miệng khô khát
—-
Với những biện lý BỆNH HỌC như để trình bày trên thì không có một cơ quan Lục phủ- Ngũ tạng nào theo biện lý Cơ thể học Đông Y có thể hàm chứa tất cả những kiến giải lâm sàng đó. Duy nhất chỉ có biện lý về „MỆNH MÔN HỎA“ hay „SINH TỬ HUYỀN QUAN“ của Dưỡng Sinh Đông Y mới đủ sức hàm chứa tất cả mọi biện chứng về „Tứ Đại Thể Danh Bộ“ (Tuyến Giáp- Tuyến Yên- Tuyến Thượng Thận- Tuyến Ức)
Mệnh Môn Hỏa- Sinh Tử Huyền Quan không chỉ kiến giải về tất tần tật các biện chứng của toàn bộ hệ thống „Nội Tiết Tố“ của Tây Y, mà „nó“ còn biện giải thêm cả về „Hệ Thần Kinh Thực Vật“ và „Hệ Thống Dịch Não Tủy“ trong Cơ thể học Hiện đại. Ngoài ra Mệnh Môn Hỏa- Sinh Tử Huyền Quan còn kiến giải thêm được một cách thuyết phục về những huyền bí của Tâm linh và Công năng đặc dị của con người….
(Xem tiếp phần 4: „ĐIỂM KỲ DỊ“ TRONG VŨ TRỤ CỦA LẬP TRÌNH SINH MỆNH: „SINH TỬ HUYỀN QUAN“
19.03.25
Thuận Nghĩa Sưu tập và Biên soạn
SHARE