Trong Y lý của Đông Y (Y học cổ truyền Á đông) cho rằng Bệnh tật chủ yếu là do 70% (7 phần) nguyên nhân từ BÊN TRONG thường gọi là “Nội Nhân” tức là những thương tổn từ bên trong (Nội thương) đưa lại. Cụ thể là các loại “Nội thương” này do 7 loại tình chí (Thất tình: 7 loại trạng thái của cảm xúc tư duy) gây nên là:
– Bi ai (Buồn) quá độ thì tổn thương Màng bao tim/ Động mạch vành- Mạch khẩn (nhanh)
– Hỷ lạc (Vui vẻ) quá độ thì làm tổn thương đến Tim- Mạch hư
– Nộ uất (Giận dữ) quá độ thì làm tổn thương đến Gan- Mạch nhu
– Ưu bồn (Lo âu) quá độ thì làm tổn thương Phổi- Mạch sáp
– Tư viễn (Suy nghĩ) quá nhiều thì làm tổn thương Lá lách, Dạ dày- Mạch kết
– Khủng khiếp ( Hoảng hốt) quá độ thì làm tổn thương Thận- Mạch trầm
– Kinh hãi (Sợ sệt) quá độ thì làm tổn thương Mật- Mạch động
Còn lại 30% (3 phần) Nguyên nhân đưa đến Tật bệnh là do Ngoại nhân (Nguyên nhân bên ngoài: do các trạng thái của Khí hậu và Môi trường đưa lại/ Lục tà/ Tà khí) và “Bất nội, bất ngoại nhân” (Tức là do các nguyên nhân bất thường như tai nạn đột ngột, trùng cắn, ngộ độc…v..v..)
Cũng trong Y lý cổ truyền (Linh Khu Tố Vấn) nói:
– Người có Khí lực tích lũy sung mãn ở Hạ đan điền thì thể chất cứng cáp, tinh thần mạnh mẽ, dũng cảm, hoạt bát và có sức chịu đựng cao, rất khó bị Nội thương ở Gan, Thận
– Người có Khí lực dồi dào và linh hoạt ở Trung đan điền, thì thể chất điều hòa, nhu thuận, tinh thần bác ái, bao dung, sẻ chia, tràn ngập ân nghĩa vì vậy mà Tỳ, Vị, Tâm bào khó có thể nào bị thương hại
– Người có Khí lực bền bỉ dẻo dai ở Thượng đan điền, thì thể chất trong sạch, tinh thần khoáng đạt, thoải mái… bởi vậy mà Tâm, Phế chẳng thể nào bị hình hại cả….
Lại cũng trong Y lý cổ truyền nói: “Bệnh từ Tâm sinh ra, tức là do các trạng thái Bi, Hỷ, Nộ, Ưu, Tư, Kinh, Khủng thái quá đưa lại, thì cũng lấy Chính khí (Nội lực/ Khí lực) là Bi (Trung đan điền), Trí (Thượng đan điền), Dũng (Hạ đan điền) có từ nơi Tâm mà diệt. Bi, Hỷ, Nộ, Ưu, Tư, Kinh, Khủng cũng là ta, Bi- Trí- Dũng cũng là ta… vậy sao phải đi cầu cạnh các thế lực ở bên ngoài, làm vậy có phải là mơ hồ lắm sao, thụ động lắm sao, mê muội lắm sao…”
Hì hì… đó là Y lý nói vậy, Cổ nhân viết vậy, các bậc Danh sư kim cổ dạy vậy… Nhưng với thời đại 4.0, 5.0… này mà đi thuyết trình, đi diễn giảng với những loại Ngôn từ này thì “Ai” sẽ nghe đây, không khéo lại bị qui kết là “tà đạo” là mê tín dị đoan ấy chứ…
Bạn hãy nhìn các bức ảnh đính kèm, đó là các hình ảnh tư liệu được trích ra từ các tài liệu của chuyên ngành “Onkologe” (Ung thư học) và “Mitochondria Medizin” (Y học Ty thê) của Y học hiện đại. Thực ra, bản chất của Vấn đề so với các Y lý cổ truyền mà tôi đã trình bày trên thì không khác gì nhau cả, có khác là chỉ khác ở Ngôn ngữ diễn đạt mà thôi.
Nhưng… cũng ở vấn đề này, nếu các bạn (Các Lương y, Bác sĩ Đông y, Hành giả Khí công) diễn giải, trình bày theo phong cách ngôn ngữ cổ của Đông Y thì rất dễ bị qui chụp là “Không có căn cứ Khoa học”. Nhưng nếu các bạn trình bày theo Ngôn ngữ hiện đại thì thách cả “ông cố nội” của Giáo sư, Tiến sĩ… Khoa học cũng không dám nói là không căn cứ…hì hì…
Bởi vậy, LP có một pho Khí công Trị bệnh của Y học Cổ truyền Á Đông gọi là “Ngũ Phụng Triều Âm”, bấy lâu chỉ “dám” truyền dạy trong đám “môn đồ”, chứ chưa muốn phổ cập ra đại chúng. Pho khí công này của Y học Cổ truyền có tác dụng hóa giải tất cả mọi thứ mà LP đã trình bày theo Y lý Cổ truyền đã trình bày ở trên, kể cả các Nguyên lý của Y học hiện đại được trích dẫn trong các hình ảnh đính kèm.
Bởi vậy….LP muốn các bạn phải biết cách “hoán đổi” Ngôn ngữ, thông qua việc tìm hiểu ý nghĩa của các Khái niệm có ghi trong các hình ảnh đính kèm bài này. Nếu các bạn đã tìm hiểu, đọc, nghiền ngẫm xong các khái niệm ấy thì để “Mị nói cho mà nghe” thế nào là “Ngũ Phụng Triều Âm” nhé!!!!!
06.04.21
Thuận Nghĩa