Lúc chia sẻ và giảng dạy về Hơi Thở Tưởng Tức. Tôi thường hay nhấn mạnh về kỹ thuật tập luyện Hơi Thở 3 Thì Thuận loại thứ 5.
Hơi Thở 3 Thì Thuận, là loại hơi thở có thì NGƯNG khi lúc bụng đầy hơi. Các kỹ thuật tập luyện hơi thở này thường được ký hiệu là các loại hơi thở 1-1-1, 2-1-1, 1-2-1, 1-1-2 và 1-&-1.
Ý nghĩa của các ký hiệu này lác lúc tập luyện, cần dùng tư duy, tư tưởng, ý niệm…để điều tiết thời gian của các THÌ của hơi thở. Ví dụ hơi thở 1-1-1 là các Thì: hít vào- ngưng- thở ra đều có thời gian bằng nhau. Hơi thở 2-1-1, là ký hiệu cho loại hơi thở có Thì Hít Vào dài gấp đôi thì Ngưng và thì Thở Ra…..
Trong đó ký hiệu của loại hơi thở thứ 5 là: 1-&-1, có nghĩa là thì NGƯNG phải được kéo dài thời gian như có thể. Lâu đến bao nhiêu, dài gấp thì Hít Vào, Thở Ra bao nhiêu cũng được, miễn là đừng gắng quá sức mà thôi.
Khi truyền dạy cho những người đã luyện đến tầng Trung Đẳng của Hơi Thở Tưởng Tức, trong đó đặc biệt là các Môn Sinh theo Nghề Y. Tôi luôn luôn bắt họ phải quan tâm tập luyện để đạt trình độ thấu nghiệm loại Hơi Thở 3 Thì thứ 5 này.
Nguyên tắc trì luyện loại Hơi Thở này là trước khi đi vào Thì Ngưng, thì Đề Can, đẩy Khí Lực vào hai lòng bàn tay và NGƯNG hơi thở ở hai lòng bàn tay, lâu như có thể. Tâm thế trống rỗng tuyệt đối. Toàn thân thể, ý niệm…và cả Vũ Trụ chỉ còn lại THÌ NGƯNG của Hơi Thở này trong 2 LÒNG BÀN TAY.
Phương pháp tập luyện này còn gọi là đặt TÂM vào Lòng Bàn Tay. Có nghĩa là đặt tất cả Ý Niệm vào đó.
Nếu có đủ thời gian tập luyện, với phương pháp đúng và được hướng dẫn cặn kẽ. Sau một thời gian có đủ trải nghiệm. Hành Giả Khí Công có thể đạt được cảnh giới, „Nghe“ được, „Nhìn“ được và Cảm Thụ được tất cả mọi tương tác của môi sinh, vũ trụ trong Lòng Bàn Tay. Kỹ Năng này rất cần thiết cho cho một Thầy Thuốc Đông Y, khi bắt mạch, xem test thuốc, thủ huyệt..hay thăm khám để ra toa chẩn trị có độ chính xác cao. Y Thuật sẽ được tinh nhạy và nâng cao….
2
Trong đợt về Miền Trung vừa rồi. Vì có việc cần với loại Tinh Dầu Trầm nguyên chất. Tôi đã lang thang ở các vựa trầm ở Huế và Quảng Bình.
Khi đến các cơ sở chế biến Trầm, tôi có thấy một bẹ trầm trồng (Trầm trồng là Trầm trồng nhân tạo, không phải trầm rừng thiên nhiên) có hình như bàn tay. Tôi đã mua mảnh trầm này với giá 10 triệu VNĐ/1Kg. (Loại trầm chưa kết mạch mà chỉ có tia dầu trầm này khá rẻ)
Bẹ trầm thanh này đặc biệt có một vết đục thân khi tạo mạch trầm nhân tạo trên cây hình con mắt. Và tôi đã kỳ cục thiết kế lên một vật dụng xông trầm đặt tên là LINH NHÃN.
Tỉa tót lại bẹ trầm cho có hình Bàn Tay chỉa lên trời cũng tượng trưng cho hình Ngọn Lửa luôn. Và cái quan trọng nhất là vẫn giữ nét tự nhiên nguyên sơ của mắt Trầm ở giữa hình bàn tay này. Nó cũng là Ý Tưởng thể hiện Con Mất Tâm ở Lòng Bàn Tay, khi tập luyện Hơi Thở Tưởng Tức đã nói trên.
Tỉa bàn tay Trầm cho ưng ý xong tôi gắn Bàn Tay này vào một chậu đồng có hoa văn và kết cấu hình Hoa Sen. (Xem ảnh)
Và cuối cùng đây mới là điểm nhấn thú vị nhất của Linh Nhãn. Đó là xông hương Trầm.
Thông thường muốn có mùi trầm hương thoang thoảng lúc luyện công, hay thiền định, kinh kệ… thì người ta phải có thủ tục Dâng Hương. Ở Việt Nam, nhà thoáng thì không sao. Ở Phương Tây chủ yếu là ở căn hộ như nhà hộp. Nên lúc nào luyện công cũng đốt nhang, trầm thì sẽ là một thảm họa. Vì vậy Linh Nhãn sẽ khắc phục được thảm họa này.
Lấy các viên đá tự nhiên (xem ảnh) bỏ vào tô nước cho vào lò vi sóng quay độ 5-7 phút. Đổ ra cho ráo, rồi chất lên trong chậu đế của Linh Nhãn. Trầm trồng có tia trầm bám không chắc vào thớ gỗ, bị nung nóng bằng đá quay trong lò vi sóng, sẽ tỏa ra hương trầm ngào ngạt mà không cần phải đốt trầm.
Trầm trồng không bền hương. Xài độ 2-3 năm thì hết hương. Lúc này thì hãy chuẩn bị vài ml dầu Trầm. Không cần loại thượng hạng, loại 2 loại 3 cũng được. Mỗi lần nung đá xông hương Linh Nhãn, chỉ cần nhỏ lên con mắt giữa lòng bàn tay Trầm 1 giọt tinh dầu trầm, thì hương Trầm vẫn lộng lẫy loang bay….
19.07.17
Thuận Nghĩa