Home Khí công THIỀN THỔI- ÂM CÔNG- (吹 禅)- Phần 1

THIỀN THỔI- ÂM CÔNG- (吹 禅)- Phần 1

1823
0

A- Lời mở đầu

Tại sao hầu hết Học viên, Môn sinh, Đệ tử… của Khí công “Truyền Nhân Hơi Thở” nói chung và hậu duệ của Môn phái “Thái Âm Công” nói riêng, khi bắt đầu bước vào tập luyện tầng Trung đẳng thì đều bị bắt buộc phải tập thổi tiêu Lục Mạch, hoặc là trì luyện Lục Tự Quyết (Lục Tự Khí Công) ở tầng tinh xảo (Tĩnh Công)?

Là vì:

– Thứ nhất Khí Công “Truyền Nhân Hơi Thở” và “Thái Âm Công” đều lấy Kỹ thuật Hơi thở bụng (Thở bình, Phúc hồ lô) làm nền tảng căn bản để tập luyện theo phương châm: “Làm chủ và điều tiết được Hơi Thở là làm chủ và điều khiển được Sinh mệnh”

– Thứ hai, luyện tập Hơi thở bằng cách phát ra Âm lực của Nội Tức (Hơi thở bên trong) là một cách Hành Khí rốt ráo cho việc VẬN ĐỘNG ở bên trong của Cơ thể và Tâm thức (Nội Thể). Đó là cách tốt nhất để khám phá, kích hoạt, điều tiết, làm chủ thế giới bên trong của người luyện tập Khí Công (Hành Giả).

– Thứ ba, trong hầu hết các môn công phu có liên quan đến Khí Lực/ Nội Công hay còn gọi nôm na là Luyện Khí (Energie). Đặc biệt là trong các công pháp Luyện Khí của Phật Gia, Y Gia, Đạo Gia và Du Già (Yoga), thì việc trì luyện Âm Lực (Sức mạnh của Âm thanh) có tầm quan trọng rất lớn trong việc Hành Khí. Ví dụ như việc trì Chú, đọc Kinh của Tịnh độ tông Phật giáo chính thống, việc trì luyện Chủng Âm (Mantra) của Mật tông Tây Tạng, việc trì luyện Sư tử hống của Thiền tông Trung Hoa, hoặc là việc trì luyện Lục Tự Quyết của Y học Cổ truyền và Đạo gia… cũng như việc trì luyện Hơi thở bằng “Thiền Thổi” của môn phái Hư Vô của Thiền tông Nhật Bản, hoặc là “Thiền Hét” và “Thiền Hát” của Môn phái Thái Âm Công Ngũ Đài Sơn..v…v… Tất cả các Công pháp này đều liên quan đến việc phát ra Âm thanh của Hơi thở Bụng (Thở bình, Phúc hồ lô).

…Các phương pháp luyện tập về Âm Lực như đã nói trên, cho dù tên gọi là gì, Mantra, Trì chú, Sư tử hống, Lục tự quyết, Thiền thổi, Thiền hét gì… thì cũng tuân thủ theo nguyên tắc PHÁT RA ÂM THANH từ THÌ THỞ RA của HƠI THỞ BỤNG.

Do việc PHÁT RA ÂM THANH bằng Nội Lực từ bên trong, trong trạng thái tập trung Ý chí cao độ. Có nghĩa là tổng bộ toàn thể Tinh- Khí- Thần, Tâm thức Trống rỗng, Sự thống nhất hài hòa của Tâm- Thân- Ý… v..v… đều tập trung tất cả vào các Tần số Dao động có định hướng của Âm Thanh trong lúc PHÁT ÂM cho nên cách trì luỵện này còn gọi là “THIỀN THỔI” (吹 禅), hay là “ÂM CÔNG”, “THÁI ÂM CÔNG”.

Cũng chính vì vậy mà khi bắt đầu tập luyện Khí Công tầng Trung Đẳng, các học viên, môn đồ… đã qua tuyển chọn từ cấp Sơ Đẳng đều bắt buộc làm quen với ÂM LỰC của Âm Thanh.

Sức mạnh của chấn động Âm Thanh có khả năng Kích hoạt, Cân bằng, Thay đổi, Bồi đắp… thể trạng của Cơ thể, thì nó cũng có thể làm chấn động ở chiều ngược lại, có nghĩa là nó cũng có thể làm Phá vỡ, huỷ diệt, tiêu tan, sụp đổ… Thể chất và Tâm thức của Con Người. Hay nói cách khác chấn động Âm Thanh có thể CỨU NGƯỜI thì cũng có thể GIẾT NGƯỜi trong vô hình. Vì vậy khi luyện đến tầng Trung Đẳng của Khí công “Truyền Nhân Hơi Thở”, việc tuyển lựa môn đồ cũng rắt khắt khe, không những đòi hỏi phải có căn cơ Thể chất phù hợp mà Tâm thức cũng phải Thiện lương, Bác ái nữa… (Lão Phu có hàng ngàn Môn sinh tầng Sơ đẳng, nhưng đến nay cũng chỉ mới có 5 Đệ tử nhập môn tầng Trung Đẳng là vậy)

(Các bạn cũng nên lưu ý rằng, các loại Vũ khí huỷ diệt tối tân nhất của các nước tân tiến hiện nay, chính là các loại vũ khí gây chấn động Âm thanh. Cũng may là loại vũ khí giết người hàng loạt này đã bị Công ước Quốc tế cấm sử dụng. Hiện nay chỉ còn Mỹ, Nga và Trung Quốc sử dụng trong việc trấn áp các cuộc biểu tình mang tính chất bạo loạn mà thôi…)

B- Tiêu Shakuhachi và Công pháp “Thiền Thổi” (吹 禅) của Phái Thiền Hư Vô (Fuke Zen)- Nhật Bản

(Còn nữa)

13.09.20

Sưu tầm và Biên soạn

Khí công sư Thuận Nghĩa

SHARE